BS Hoàng Thị Thúy, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, các triệu chứng nhận biết ngộ độc rượu gồm co giật, sùi bọt mép, thân nhiệt thấp, mê man, bất tỉnh, không phản ứng khi có người gọi, nói ngọng, tê, yếu chân tay một bên hoặc một bên mặt.
Ngoài ra, những người ngộ độc rượu còn khó thở, giọng thở khò khè, ho yếu; thở yếu, nhịp thở, mạch đập không đều; da tím tái, tay chân nhợt nhạt và có dấu hiệu lạnh; hoa mắt, chóng mặt, không thể nhìn rõ xung quanh; nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.
Bệnh nhân bị ngộ độc rượu. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Thúy, cách xử trí ngộ độc rượu khẩn cấp và an toàn nhất chính là gọi ngay đến số điện thoại cấp cứu và đưa người có dấu hiệu ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi thì người thân hoặc người xung quanh cần thực hiện một số cách sơ cứu tạm thời như:
Các chuyên gia cho biết, để phòng chống ngộ độc rượu, người dân tuyệt đối không uống các loại rượu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng; chỉ uống rượu với nồng độ cồn vừa phải phù hợp với tửu lượng của cơ thể; không nên sử dụng các loại rượu được pha từ nhiều loại rượu khác nhau.
Ngoài ra, người dân không được sử dụng các loại rượu có chứa cồn công nghiệp; không uống rượu khi bụng đói hoặc khi có các dấu hiệu mệt mỏi trước đó. Khi có biểu hiện ngộ độc rượu thì cần tìm ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.