Theo PHYS, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật "đảo ngược vòng cây", nôm na là lần theo các vòng cây của các thanh gỗ làm nên con tàu, không phải để xác định cái cây bao nhiêu tuổi, mà xác định xem chúng đã được đốn hạ và sử dụng đóng tàu vào năm nào.
Một nhà khoa học đang lặn xuống nơi có xác tàu ma (Ảnh: Đại học Gothenburg)
Bởi lẽ nếu đem phân tích, các nhà khoa học có thể nhận thấy các dấu hiệu tinh vi cho thấy vòng cây đó được tạo ra trong điều kiện khí hậu như thế nào, hứng chịu những tác động tự nhiên này. Đối chiếu với các dữ liệu đã biết về môi trường thời gian đó, chúng ta sẽ biết cái cây được chặt hạ khi nào.
Kết quả cho thấy các thanh gỗ sồi được chặt hạ vào năm 1233 đến 1240 sau Công Nguyên, nghĩa là con tàu đã gần 800 tuổi. Đó là một tàu bánh răng cưa, thiết kế nổi tiếng ở châu Âu thời điểm đó. Các phần còn sót lại cho thấy con tàu khi còn nguyên vẹn dài tới 20 mét.
Loại gỗ này còn được xác định là gỗ sồi ở rừng phía Tây Bắc nước Đức, rất xa làng chài ở bờ Tây Thụy Điển - khu vực gần đảo Dyngö - mà con tàu được tìm thấy.
Tàu bánh răng cưa cổ đại - Ảnh: VollwertBIT
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Gothenburg (Thụy Điển), nguyên nhân con tàu đi xa bất thường đến thế có 3 khả năng: nó bị cướp biển tấn công, cháy do tai nạn và đi tìm cứu viện, hoặc do chiến tranh.
Nguyên nhân tàu đắm vẫn chưa được xác định toàn diện, nhưng các dấu tích còn lại cho thấy con tàu đã bị cháy trước khi mãi mãi trở thành tàu ma ẩn dật dưới đáy biển, theo tờ Acient Origins.