Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Giá xăng trong nước tiếp tục tăng?

(VTC News) -

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước dự báo tiếp tục tăng, ở mức từ 600 – 800 đồng/lít vào cuối tuần sau, ngày 11/8 do tác động bởi giá dầu thế giới.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô Brent tăng 1,1 USD, tương đương 1,3%, lên mức 86,24 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ đóng cửa ở mức 82,82 USD/thùng, tăng 1,27 USD, tương đương 1,6%.

Xăng trong nước dự báo lại tiếp tục tăng

Trước diễn biến khó lường của giá dầu thế giới, các doanh nghiệp trong nước sớm đưa ra dự báo, giá xăng dầu trong nước có thể được các nhà điều hành điều chỉnh tăng từ 600 – 800 đồng/lít vào cuối tuần sau, ngày 11/8.

“Do giá dầu thế giới những ngày gần đây liên tục biến động và có xu hướng tăng. Nếu trong những ngày tới, giá dầu thế giới tiếp tục có biến động theo đà tăng, giá xăng trong nước tại kỳ điều chỉnh ngày 11/8 tới, liên bộ có thể tăng ở mức từ 600 – 800 đồng/lít, các loại dầu có thể tăng thấp hơn, từ 300 – 500 đồng/lít. Trường hợp liên Bộ Công Thương - Tài chính trích quỹ BOG, giá bán lẻ xăng dầu có thể tăng cao hơn, ở mức từ 800 – 1.100 đồng/lít”, một lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối cho biết.

Giá xăng trong nước dự báo tiếp tục tăng trong kỳ điều hành tới.

Trả lời VTC News, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho biết, giá xăng dầu trên thế giới những ngày gần đây biến động liên tục và theo xu hướng tăng mạnh.

Trước việc giá xăng dầu trên thế giới tăng ở mức hơn 86 USD/thùng, khả năng liên bộ Tài chính- Công Thương cũng sẽ điều chỉnh tăng theo đúng quy luật của thị trường

“Giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu thường kỳ chiều 11/8 tới, xu hướng giá xăng dầu trong nước sẽ được cơ quan chức năng điều chỉnh tăng tương ứng. Tuy nhiên, việc giá xăng dầu được điều chỉnh cụ thể như thế nào đã có công thức tính toán của các cơ quan chức năng và còn phụ thuộc vào việc trích lập Quỹ BOG xăng dầu và các loại phí có điều chỉnh khác nếu có”, ông Bảo cho biết.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 22 đợt điều chỉnh, trong đó có 12 đợt tăng, 7 đợt giảm và ba đợt giữ nguyên.

Hiện giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 6/8 theo điều chỉnh ngày 1/8 của liên Bộ Công thương - Tài chính, cụ thể như sau: xăng E5 RON92 là 22.791 đồng/lít; xăng RON95-III là 23.964 đồng/lít; dầu diesel là 20.612 đồng/lít; dầu hỏa ;à 20.270 đồng/lít và dầu mazut 16.531 đồng/kg.

Giá dầu thế giới tăng liên tiếp

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô Brent tăng 1,1 USD, tương đương 1,3%, lên mức 86,24 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ đóng cửa ở mức 82,82 USD/thùng, tăng 1,27 USD, tương đương 1,6%.

Giá dầu bắt đầu tuần bằng cách kéo dài chuỗi tăng giá của tuần trước đó và xác lập mức giá cao mới trong 3 tháng. Đáng chú ý, phiên giao dịch đầu tiên của tuần cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7 và tại phiên ngày, giá dầu ghi nhận mức tăng hằng tháng mạnh nhất kể từ tháng 1 năm ngoái.

Giá dầu đã tăng không ngừng bởi các dấu hiệu thắt chặt nguồn cung toàn cầu và nhu cầu gia tăng trong những tháng còn lại của năm. Thêm vào đó, giá dầu được thúc đẩy bởi dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) và Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu của Mỹ giảm sốc trong tuần cuối cùng của tháng 7. Theo API, dự trữ dầu của Mỹ giảm 15,4 triệu thùng, trong khi EIA ước tính dự trữ dầu giảm “khủng” 17 triệu thùng.

Giá dầu thế giới tăng nho nhiều nguyên nhân, trong đó có việc cắt giảm sản lượng của OPEC + (Ảnh minh hoạ).

Bất chấp mức giảm “sốc” trong dự trữ dầu của Mỹ, giá dầu đã giảm nhẹ khoảng 50 cent ở phiên giao dịch thứ hai của tuần bởi sự mạnh lên của đồng USD và khả năng tăng lãi suất tiếp theo từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Giá dầu đã kéo dài đà giảm sang phiên giao dịch tiếp theo với mức giảm hơn 2%. Nhân tố đẩy giá dầu trượt dốc là việc Fitch Ratings hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+.

Edward Moya của OANDA cho biết, đồng USD mạnh đã gây áp lực lên giá dầu thô và mọi người đều muốn biết liệu thị trường lao động nóng lên có buộc Fed phải thắt chặt chính sách hơn nữa hay không.

Trong khi đó, Bloomberg  lưu ý  rằng nỗi lo về suy thoái kinh tế ở Mỹ đã lắng xuống hỗ trợ cho giá dầu, bất chấp triển vọng tăng lãi suất nhiều hơn từ Fed nếu thị trường lao động vẫn thắt chặt.

Goldman Sachs báo cáo rằng nhu cầu dầu đã đạt đỉnh vào tháng 7 và nâng cấp dự báo về nhu cầu trong tương lai với mức thâm hụt 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm.

Sau hai phiên giảm giá, giá dầu đã lấy lại được đà tăng hơn 3% ở hai phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Chính cam kết về nguồn cung của Ả Rập Xê út và Nga đã hỗ trợ giá dầu.

Ả Rập Xê út cho biết sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày tháng thứ ba liên tiếp (bao gồm cả tháng 9), đồng thời nhấn mạnh việc cắt giảm này có thể kéo dài hoặc giảm sâu hơn. Sản lượng của Saudi Arabia dự kiến sẽ khoảng 9 triệu thùng/ngày trong tháng 9.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Moscow sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu 300.000 thùng/ngày trong tháng 9. Thêm vào đó, tại cuộc họp ngày 4-8, OPEC+ đã không đưa ra bất cứ thay đổi nào trong chính sách sản lượng của mình. Tuy nhiên, nhóm lưu ý rằng có thể thực hiện các biện pháp bổ sung bất cứ lúc nào. Theo UBS, điều này có nghĩa là OPEC+ có thể cắt giảm sâu sản lượng nếu điều kiện thị trường xấu đi.

Ngân hàng này dự đoán giá dầu Brent sẽ giao dịch trong khoảng từ 85 đến 90 USD/thùng trong những tháng tới.

PHẠM DUY

Tin mới