Ông Nguyễn Hùng, chủ thuyền ở xã Thạch Kim, cho biết, mấy ngày nay biển lặng, ruốc được mùa, mỗi ngày ngư dân ra khơi 2-3 chuyến.
Mỗi chuyến ra khơi kéo dài khoảng 3-4 giờ. Khi tàu cập bến, thương lái đến thu mua tại chỗ, giá ruốc bình quân 18-20 ngàn đồng/kg. Những thuyền có công suất lớn hơn thu về cả tấn ruốc, kiếm vài chục triệu đồng.
Sau khi thuyền cập bến, ruốc biển được thương lái thu mua với giá bình quân 18-20 ngàn đồng/kg.
Ruốc biển chỉ xuất hiện nhiều trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch. Không phải khi nào ruốc cũng xuất hiện dày đặc và tập trung nên từ ngày mùng 4 Tết, nhiều ngư dân tranh thủ ra biển "hốt lộc trời".
Anh Nguyễn Văn Hùng, người nhiều năm khai thác ruốc biển, cho biết: "Tôi đi ra biển từ lúc 3 giờ sáng, đến 6 giờ cập bến tại cảng. Mỗi chuyến thu hoạch khoảng 3 tạ ruốc, bán được gần 5 triệu đồng. Sau khi bán xong cho thương lái, tôi lại tiếp tục ra khơi".
Rất đông thương lái tập trung ở cảng biển chờ tàu cập bến.
Để khai thác ruốc trên biển, ngư dân chỉ cần dùng lưới quét, một người cũng có thể tự đánh bắt.
Ngư dân Thạch Kim đánh giá, ruốc biển năm nay có kích thước lớn hơn những năm trước đây, lại xuất hiện từng vạt lớn gần bờ nên khai thác dễ dàng, thuận lợi.
Ngoài Lộc Hà, ngư dân các huyện Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Kỳ Anh... cũng trúng đậm ruốc biển. Loại hải sản này được được phơi làm thành ruốc biển khô; những con nhỏ được dùng làm mắm. Ở các nhà hàng, khách sạn, ruốc biển tươi được dùng nấu canh, lẩu, cháo...
Hình ảnh ngư dân khai thác ruốc biển ở Hà Tĩnh đầu năm:
Ngư dân tranh thủ ra khơi ngay từ đầu năm.
Phấn khởi sau mỗi chuyến ra khơi bội thu.
Ruốc biển được vận chuyển bằng thuyền thúng vào bờ.
Thương lái phân loại ruốc biển trước khi thu mua.
Ruốc biển sau khi thu mua sẽ được phơi khô hoặc làm mắm. Ruốc biển tươi cũng được chế biến thành nhiều món ngon.
Dụng cụng đánh bắt ruốc biển là lưới quét.
Mỗi chuyến khai thác ruốc biển diễn ra trong 3-4 giờ.