“Đức không cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine đã cung cấp ba hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine trong thời quan qua. Tức là chúng tôi đã cung cấp một phần tư năng lực của Đức. Cho nên, chúng tôi không còn chỗ để cung cấp nhiều hơn, các đối tác khác sẽ phải hỗ trợ”, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho hay.
Ông Boris Pistorius nhấn mạnh thêm hệ thống phòng không quan trọng hơn bao giờ hết và ông rất vui vì Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy đã cung cấp cho Ukraine nhiều tên lửa cho hệ thống Patriot trong thời gian ngắn.
Đức cho biết không thể tiếp tục cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine. (Ảnh: AP)
"Chúng tôi đang đàm phán và thảo luận về mọi khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine, bao gồm hệ thống radar và tên lửa. Chúng tôi cũng nói chuyện với Raytheon - nhà sản xuất Patriot ở Mỹ", Bộ trưởng Quốc phòng Đức thông tin.
Điện Kremlin liên tục cảnh báo các nước phương Tây không nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev và cho rằng điều này sẽ khiến xung đột leo thang. Vào tháng 4/2022, Nga đã gửi công hàm ngoại giao tới tất cả các nước NATO về vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo bất kỳ hàng hóa nào chứa vũ khí cho Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp đối với các cuộc tấn công của Nga.
Hồi tháng 4, Đức tuyên bố sẽ cung cấp khẩu đội Patriot thứ 3 do Mỹ sản xuất từ kho dự trữ của nước này cho Kiev để tăng cường sức mạnh đối phó với Nga. Tuy nhiên, hai nguồn tin quen thuộc với cuộc đàm phán tiết lộ các quốc gia đối tác không sẵn lòng thực hiện điều này.
Một số quốc gia châu Âu sở hữu hệ thống Patriot đã công khai tuyên bố không thể cung cấp vũ khí này cho Ukraine. Trong đó, Ba Lan là một trong số những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất việc gửi thêm vũ khí cho Kiev, đã từ chối lời kêu gọi.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tuyên bố việc tiếp nhận thêm hệ thống tên lửa tầm xa là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Trong cuộc phỏng vấn vào tháng trước, ông Kuleba cbo hay ông không thể tin Mỹ, quốc gia sản xuất hệ thống này lại “không có ít nhất một khẩu đội Patriot” để cung cấp cho Kiev.