Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Đại học treo tranh nhân viên bảo vệ, người nấu ăn trong trường để tôn vinh

(VTC News) -

Đại học Princeton, Mỹ treo một loạt tranh vẽ những người lao động chân tay trong trường nhằm tôn vinh sự đóng góp của họ.

Đa số đại học ở Mỹ thường treo chân dung người sáng lập trường, hiệu trưởng hoặc các nhà tài trợ, nhưng Đại học Princeton ở New Jersey lại treo hình ảnh những người lao động làm việc chân tay tại trường.

Michael Moore đứng cạnh bức chân dung của mình do họa sĩ Mario Moore vẽ và treo ở Đại học Princeton.

Mario Moore, họa sĩ vẽ những bức chân dung này cho rằng, các tác phẩm hội họa của anh không chỉ có ý nghĩa trưng bày, trang trí, mà còn là để tri ân những người góp sức lao động tạo nên không gian trường như Princeton.

Moore đã vẽ 10 người lao động ở Princeton, trong đó có nhân viên bảo vệ, nhân viên sân vườn, người nấu ăn…. Họa sĩ đặc biệt chú trọng vào những công nhân người Mỹ gốc Phi. Anh chia sẻ anh được truyền cảm hứng bởi hoàn cảnh của các gia đình da đen di cư, những người đấu tranh để có được cơ hội việc làm và mức lương công bằng. Lớn lên ở Detroit, Moore cho biết, cha của anh cũng làm những công việc chân tay để nuôi anh lớn lên.

“Chân dung Mario họa những người lao động chân tay trong trường ghi lại nét đẹp và sự đóng góp của các thành viên trong cộng đồng trường chúng tôi, phản ánh các giá trị và sự đa dạng của trường Princeton” – người phát ngôn Đại học Princeton, nói.

Một bức tranh khác Mario Moore vẽ người lao động trong trường Princeton.

 

Moore, 32 tuổi, là một trong 5 nghiên cứu sinh của Hodder tại Princeton. Sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu vào tháng 6/2019, các bức tranh của anh được trưng bày tại triển lãm của nhà trường từ tháng 9 đến 11/2019. Tranh của Moore gây ấn tượng trong cộng đồng, Bảo tàng Nghệ thuật Đại học Princeton và sau đó được trường mua lại rất nhiều.

Ban đầu, Moore dự định chỉ vẽ các nam công nhân trong trường. Nhưng sau khi nói chuyện với cô Valeria Sykes, một nhân viên làm việc ở khu nhà bếp của trường, cảm động trước sự cống hiến của cô cho trường, Moore thay đổi ý định và vẽ công nhân cả nam lẫn nữ.

Khi Moore hỏi Sykes thích làm gì khi có thời gian rảnh, cô trả lời: rửa xe ô tô. Moore chụp một bức ảnh Sykes cùng chiếc xe ở gần công viên Neww Jersey rồi dựa vào đó để vẽ.

Bức tranh cao 2,4m vẽ chân dung Sykes với chiếc xe của cô gây chú ý tại buổi triển lãm của Princeton.

Bức tranh Mario Moore vẽ cô Valeria Sykes.

 

Moore còn vẽ một bức tranh Sykes đang làm việc trong nhà ăn. Đại học Princeton chọn bức  này để treo ở phòng ăn lớn nơi Sykes làm việc.

Moore nhận lời làm thầy giáo dạy mỹ thuật tại Princeton học kỳ tới. Nhà trường rất vui khi có anh trong đội ngũ giảng dạy bởi các tác phẩm và sự có mặt của anh giúp hàn gắn những chia rẽ phân biệt chủng tộc trong trường.

Gia An (Nguồn: CNN)

Tin mới