Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cổ phiếu FPT đi lên, tài sản của ông Trương Gia Bình tăng mạnh

(VTC News) -

Mấy ngày gần đây, cổ phiếu FPT đang giao dịch trong vùng 96.000 đồng/cp, cao hơn 45% so với hồi đầu năm, khiến tài sản của ông Trương Gia Bình tăng mạnh.

Chốt phiên giao dịch hôm nay (15/12), cổ phiếu FPT đứng ở mức 96.200 đồng/cổ phiếu, bằng với mức giá tham chiếu đầu phiên.

Tại FPT, ông Trương Gia Bình đang là cổ đông lớn nhất với sở hữu trực tiếp là 77,16 triệu cổ phiếu FPT tương ứng tỷ lệ 6,08% vốn điều lệ. Theo đó, giá trị tài sản trên sàn của Chủ tịch FPT ước tính là khoảng 7.423 tỷ đồng. Tính so với đầu năm, thị giá FPT tăng 47,2%. Tài sản của ông Trương Gia Bình vì thế cũng tăng gần gấp rưỡi.

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần FPT (HOSE: FPT), sau 11 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận tổng cộng doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 47.200 tỷ đồng và 8.545 tỷ đồng, tăng 20% và 19% so với cùng kỳ năm trước. Tính ra, mỗi ngày tập đoàn công nghệ này có lãi 25,5 tỷ đồng.

Ông Trương Gia Bình. (Ảnh: FPT).

Trong đó, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 6.027 tỷ đồng và 4.757 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 19% cùng kỳ.

Như vậy, so với kế hoạch đã đề ra, FPT đã hoàn thành 90% kế hoạch doanh thu và 94,4% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2023. Ước tính riêng trong tháng 11/2023, FPT ghi nhận doanh thu đạt hơn 4.700 đồng và lợi nhuận trước thuế gần 860 tỷ đồng.

Về cơ cấu hoạt động của FPT, trong 11 tháng đầu năm qua, khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 59% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn.

Cụ thể, doanh thu đạt 27.980 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 3.956 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23% và 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài đạt 22.075 tỷ đồng, lãi trước thuế 3.655 tỷ đồng, đồng loạt tăng khoảng 29% so với cùng kỳ năm trước.

Trong phiên chiều nay, tình trạng bán tháo xảy ra ở thời điểm khớp lệnh ATC khiến cho VN-Index gần như “rơi tự do”, có thời điểm mất hơn 21 điểm. Tuy nhiên, ngay khi VN-Index mất mốc 1.100 điểm, dòng tiền bắt đáy được đẩy lên bảng điện khiến chỉ số chốt phiên giảm 7,83 điểm (0,7%) xuống còn 1.102,3 điểm.

VCB là mã chứng khoán có giao dịch tiêu cực nhất trong hôm nay khi bị bán tháo trong phiên ATC với khối lượng đột biến (hơn 1,7 triệu cổ phiếu). Với mức giảm 2,6%, cổ phiếu này đã lấy đi của chỉ số chung gần 2,8 điểm.

Ngoài VCB, VN-Index chịu tác động tiêu cực từ các mã như MSN, VPB, VHM, BCM, GAS, HPG, MWG, VJC, VRE, VNM, BID. Những mã này cũng lấy đi gần 4 điểm. Sức tăng yếu ớt của NVL và ACB không thể cứu vãn được tình thế.

Toàn thị trường có 300 mã tăng giá, 420 mã giảm giá. Bảng điện rổ VN30 cũng bị nhấn chìm trong sắc đỏ với 20 mã giảm, so với 5 mã tăng và 5 mã đi ngang.

Ngọc Vy

Tin mới