Nốt ruồi là sự tăng sinh và tích thành một cụm các tế bào hắc sắc tố trong da. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), hầu hết mọi người đều có 10-40 nốt ruồi ở đâu đó trên khắp cơ thể.
Hầu hết các nốt ruồi đều vô hại và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, vẫn có vài trường hợp đó là nốt ruồi ác tính và cần được kiểm tra bởi bác sĩ da liễu có chuyên môn cao. Để theo dõi tại nhà xem nốt ruồi đó có phải khối u ác tính hay không, bạn có thể dựa vào hướng dẫn ABCDE sau đây:
A-Asymmetry: Nốt ruồi không đối xứng có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư.
B-Border: Đường viền quanh nốt ruồi không rõ ràng, lởm chởm.
C-Color: Những nốt ruồi ác tính thường có màu sắc không rõ ràng, kết hợp nhiều màu sẫm, đen…
D-Diameter: Nốt ruồi ác tính thường có đường kính lớn hơn cục tẩy đầu bút chì.
E-Evolving: Nếu nốt ruồi có sự thay đổi kích thước, màu sắc,… trong thời gian ngắn bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra.
Ngoài ra, nếu như nốt ruồi xuất hiện ở những vị trí khiến bạn cảm thấy tự ti thì việc xóa nốt ruồi cũng có thể được cân nhắc giúp bạn lấy lại vẻ tự tin. Hoặc bạn thường xuyên bị kích ứng hay ngứa do nốt ruồi chà xát vào quần áo, việc xóa nốt ruồi sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi quyết định xóa nốt ruồi.
Không nên tự tẩy nốt ruồi tại nhà, bạn nên tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để thực hiện xóa nốt ruồi. Tùy vào từng tình trạng, các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định và điều trị xóa nốt ruồi. Một vài phương pháp xóa nốt ruồi phổ biến bao gồm:
Phương pháp không xâm lấn:
Tùy vào từng tình trạng, các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định và điều trị xóa nốt ruồi.
Phẫu thuật xâm lấn
Nốt ruồi là sự phát triển tự nhiên của da và không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động phòng ngừa nốt ruồi ác tính (ung thư da) bằng cách: