Ngày 10/7/1969, 2 phi hành gia Mỹ là Buzz Aldrin và Niel Armstrong đổ bộ thành công xuống Mặt Trăng từ tàu Apollo 11 trong nhiệm vụ lịch sử. Trước khi lên phi thuyền trở về Trái đất, họ cắm một lá cờ Mỹ làm bằng nylon có kích thước 0,91 x 1,5 m xuống nền đất đá trên điểm cực của Mặt Trăng để chứng minh "nước Mỹ đã ở đây".
Buzz Aldrin, phi hành gia trong bức ảnh chụp quốc kỳ Mỹ cắm trên Mặt Trăng đi vào lịch sử nói rằng đó là phút giây tự hào nhất cuộc đời mình.
Aldrin đứng cạnh lá cờ mà ông cắm lên Mặt Trăng trong sứ mệnh đổ bộ lịch sử năm 1969. (Ảnh: NASA)
Nhưng giây phút huy hoàng đó của ông lại kéo theo hàng loạt các thuyết âm mưu thêu dệt không ngừng nghỉ nhiều thập kỷ qua.
Một trong số đó là nghi vấn trong bức ảnh ảnh, lá cờ không rủ xuống mà lại trông có vẻ tung bay phần phật.
Các nhà thuyết âm mưu tin rằng tại một môi trường không gió, đây là điều không thể. Họ vì vậy khẳng định NASA thực chất đã làm giả chuyến đi vào lịch sử loài người này.
Ngoài giả thiết này, hàng loạt các nghi vấn khác được đặt ra để củng cố luận điểm Buzz Aldrin và Niel Armstrong đổ bộ lên Mặt Trăng trong một hành trình giả tưởng nhưng không có bất kỳ ngôi sao nào xuất hiện trong những thước phim về cuộc đổ bộ hay tàu vũ trụ thường tạo ra hố trên các bề mặt khi hạ cánh nhưng không có hồ nào tương tự trong các bức ảnh chụp lại.
Trước hàng loạt các nghi vấn này, NASA phải phát hành một cuốn sách dày 30.000 trang khẳng định họ không ngụy tạo các cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng.
Riêng với nghi vấn lá cờ bay, NASA giải thích rằng 2 phi hành gia phải dùng lực để cắm chặt lá cờ xuống mặt đất, khiến nó lay động và như đang bay trong một môi trường có không khí.