Video: Diện mạo cung điện nơi 13 nhà Nguyễn đăng quang sau 3 năm trùng tu.
Chiều nay (23/11), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ đón bằng của UNESCO công nhận di sản tư liệu "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế". Cùng với đó, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cũng công bố hoàn thành dự án "Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà".
Với lịch sử hình thành hơn 200 năm, điện Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế xưa. Cung điện này cũng là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn.
Sau hơn 200 năm tồn tại, điện Thái Hoà xuống cấp nghiêm trọng. Cuối tháng 11/2021 việc trùng tu điện Thái Hoà được khởi công với kinh phí khoảng 128 tỷ đồng.
Sau 3 năm, đến nay việc trùng tu điện Thái Hoà đã hoàn tất. Sau trùng tu điện giữ nguyên hồn cốt của di tích, thể hiện sự uy quyền của vương triều nhà Nguyễn xưa.
Hệ thống cột, kèo bên trong được sơn son, thếp vàng lại toàn bộ, toát lên vẻ xa hoa, quyền lực của cung điện từng là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng của vương triều nhà Nguyễn.
Hệ thống cột trong cung điện được chạm khắc hình tượng rồng sắc sảo và được thếp vàng lung linh và quyền quý.
Các hiện vật cổ cũng đã được đưa trở lại điện Thái Hoà sau thời gian trùng tu để sẵn sàng mở cửa đón khách.
Khu vực trung tâm điện Thái Hoà sau khi trùng tu. Đây là nơi thời xưa các vua nhà Nguyễn ngự để thiết triều, giải quyết các công việc trọng đại của đất nước.
Bửu tán (tàng lọng quý báu) treo trên ngai vàng cũng được sơn son thếp vàng lại toàn bộ làm toát lên vẻ uy quyền nơi nhà vua ngự.
Ngai vàng các vua nhà Nguyễn (bảo vật quốc gia) cũng được đưa trở lại vị trí cũ sau khi việc trùng tu điện Thái Hoà hoàn tất.
Phần chân và đế ngai vàng được trám khắc hình rồng và sơn son thếp vàng.
Sắc vàng lan toả trong điện Thái Hoà sau khi lên đèn tạo ra vẻ uy quyền và tôn nghiêm nơi 13 vị vua nhà Nguyễn từng đăng quang.
Các nghệ nhân trau chuốt lại các hoạ tiết sơn son, thếp vàng cuối cùng trước khi lễ công bố hoàn thành việc trùng tu diễn ra.
Hệ thống thơ văn và chữ hán trong điện Thái Hoà cũng được trùng tu và sơn son, thếp vàng khéo léo, giữ nguyên lại đường nét xưa cũ theo phong cách làm mới nhưng không làm mất.