Chân gà là món ăn yêu thích của nhiều người bởi hương vị ngon và giá rẻ. Đây cũng là thực phẩm khá bổ dưỡng với nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin A, folate... Đặc biệt, 70% lượng chất đạm có trong chân gà là collagen, giúp duy trì độ đàn hồi của da, chống lão hoá và giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi.
Chân gà có thể chế biến nhiều món ngon, rất thích hợp để nhâm nhi trong những buổi tụ họp gia đình.
Món chân gà ngâm tương thích hợp để nhâm nhi trong các dịp tụ họp gia đình. (Ảnh: Sohu)
Bên cạnh các cách chế biến quen thuộc như chân gà luộc, chân gà xoài tắc, chân gà chiên..., bạn có thể đổi món với chân gà ngâm tương. Đây là món ngon rất dễ làm và không tốn thời gian.
Chọn chân gà còn tươi, có màu sắc hồng hào. (Ảnh: Sohu)
Nguyên liệu:
- Chân gà: 500gr
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Tỏi: 1 củ
- Ớt: 2 quả
- Hoa hồi: 1 bông (bạn có thể bỏ qua nếu không thích hương vị này)
- Gia vị: Muối, đường, dấm gạo, nước tương nhạt, dầu hào
Đầu tiên, bạn làm sạch chân gà, loại bỏ móng rồi cắt đôi theo chiều ngang. Thái gừng, băm tỏi, ớt và để ra một đĩa riêng.
Sau khi làm sạch, bạn cắt đôi chân gà. (Ảnh: Sohu)
Đun sôi nước rồi cho chân gà vào, thêm gừng thái lát và hoa hồi để nước thơm hơn; có thể thêm một thìa rượu nấu ăn, sau đó dùng nước này chần chân gà trong 10 phút.
Sử dụng rượu nấu ăn để chân gà thơm hơn. (Ảnh: Sohu)
Vớt chân gà ra ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút. Bước này nhằm giúp da gà có độ giòn.
Sau khi chần, cần ngâm gà trong nước lạnh. (Ảnh: Sohu)
Vớt chân gà ra, để ráo nước rồi cho vào âu, thêm tỏi băm và ớt, sau đó thêm hai thìa nước tương nhạt, trộn đều.
Trộn nguyên liệu và tương nhạt. (Ảnh: Sohu)
Cho hai thìa dầu hào, một thìa muối nhỏ, một thìa đường, một thìa giấm gạo vào rồi trộn kỹ.
Dầu hào giúp chân gà tăng hương vị đậm đà. (Ảnh: Sohu)
Sau khi trộn xong, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc lại rồi cho vào tủ lạnh khoảng 4 tiếng; thỉnh thoảng có thể đảo vài lần để chân gà thấm đều gia vị.
Chân gà cần ủ trong tủ lạnh 4 giờ. (Ảnh: Sohu)
Sau 4 tiếng, bạn có thể lấy âu chân gà ngâm tương ra khỏi tủ lạnh và thưởng thức. Chân gà có vị đậm đà, cay nhẹ, lớp da gà giòn, bên trong thịt mềm vừa phải.
Món chân gà ngâm tương có màu sắc đẹp mắt, hương vị hấp dẫn. (Ảnh: Sohu)
Quan sát bên ngoài: Không nên chọn chân gà mập, căng tròn, đó là dấu hiệu của chân gà dễ bị bơm nước. Nếu chân gà nổi cục u, có dấu bầm tím hoặc vết máu tụ cũng không nên mua vì có thể đó là chân gà bệnh. Bạn cũng nên tránh những chiếc chân gà bị dập nát hoặc da trầy xước, vì chúng có thể đã được bảo quản trong thời gian dài.
Chân gà ngon thường có sẽ có lớp da nhìn rõ các vân nếp nhăn, kích thước không đồng đều.
Không nên chọn chân gà quá mập, thay vào đó là chân gà có độ cong, kích thước vừa phải. (Ảnh: Sohu)
Kiểm tra các khớp chân: Chân gà tươi ngon thường có 4 ngón cong, hướng vào bên trong. Chỉ khi nhấn mạnh lên chân, chúng mới căng và phồng ra. Nếu bị ngâm lâu trong nước, các ngón chân sẽ căng và tách xa nhau, mở rộng, các khớp trở nên kém linh hoạt.
Quan sát màu sắc: Chân gà tươi thường có màu sắc trắng hồng tự nhiên, phần xương bên trong vẫn ửng đỏ.
Kiểm tra lớp da bên ngoài: Sờ vào chân gà, nếu bạn không cảm nhận sự ẩm ướt hoặc nhớt; khi cầm lên thấy chắc chắn, da bọc chân gà săn chắc, có độ đàn hồi thì đó là chân gà tươi mới.