Thay đổi mang tính nhân văn
Trong hàng trăm bình luận phản hồi bài "BV Bạch Mai bỏ giường dịch vụ: Xóa cảnh giàu nằm cả phòng, nghèo nằm hành lang", phần lớn đều hoan nghênh ủng hộ quyết định giảm dần, tiến tới bỏ hẳn loại giường bệnh theo yêu cầu của y tế này.
Trịnh Văn Nghệ: Rất đồng tình với chủ trương này, thực hiện càng sớm càng nhân văn, càng giảm nỗi đau của người bệnh nghèo.
Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: VOV)
Nguyễn Thị Minh Tâm: Tôi hoàn toàn đồng tình. Hoan hô bệnh viện Bạch Mai lại đi tiên phong cho cả nước cùng làm theo. Xã hội bình đẳng đến đâu, nói hay thế nào nhưng trong việc chữa bệnh, nơi mà sự sống được các bác sĩ hết lòng cứu chữa, vô điều kiện... mà lại bị phân biệt do chỗ nằm thì thật uổng công. Bỏ chuyện đó đi, để bác sĩ vô tư cứu người.
Nguyễn Thị Phương: Tôi hoàn toàn đồng tình với chủ trương xóa bỏ giường dịch vụ của Bệnh viện Bạch Mai và mong các bệnh viện công khác cũng thực hiện được như vậy.
Lê Quang Việt: Một quan điểm đầy tính nhân văn, cần phải thực hiện càng sớm càng tốt, để không còn cảnh người nghèo nằm la liệt ngoài hành lang.
Nguyễn tiến Kính: Tôi đã chứng kiến cảnh bệnh nhân nằm ghép 3-4 người một giường khi vào trông em tại Bạch Mai, không khác gì nơi tận cùng của thế giới bên cạnh phòng có giường nằm theo yêu cầu điều hoà mát lạnh. Hãy xoá ngay sự phản cảm này.
HN: Tôi mỗi khi có bệnh nằm viện thì luôn muốn nằm phòng dịch vụ (một mình một phòng). Nhưng tôi hoàn toàn ủng hộ cả 2 tay về Bệnh viện Bạch Mai xóa bỏ giường dịch vụ. Đúng là rất thương và xót khi nhìn tháy cảnh những bệnh nhân nghèo phải nằm vật vạ ngoài hành lang. Rất mong mọi bệnh viện đều làm như vầy, và cũng mong ban lãnh đạo bệnh viện cải thiện hơn phòng bệnh.
Nguyễn Văn Minh: Bài viết của tác giả mang tính nhân văn sâu sắc, vừa qua chống virus COVID-19, Đảng. Nhà nước, Chính phủ cũng làm như vậy, tất cả vì sự sống của con người. Theo tôi không những chỗ nằm mà cả chăm sóc điều trị nữa, còn ý thức và trách nhiệm của người thầy thuốc (như mẹ hiền) càng tô thêm nhân cách của họ.
Tú: Mong là bệnh viện nào cũng vậy. Và cơ sở vật chất toàn bệnh viện được tăng lên để bệnh nhân được chăm sóc tốt hơn
Phong Vũ: Tôi rất đồng tình với việc Bệnh viện Bạch Mai xoá bỏ giường bệnh theo yêu cầu, mong nhiều bệnh viện khác cùng thực hiện để bệnh nhân có cơ hội chữa bệnh tốt hơn.
Phạm Ngọc Bích: Vui quá, đây là ước ao của mình, mọi người được hưởng dịch vụ y tế bình đẳng như nhau, không phân biệt giàu nghèo.
Nhiều tiền, có thể đến bệnh viện tư
Theo nhiều độc giả VTC News, với việc xóa bỏ giường dịch vụ ở bệnh viện công, nhu cầu được nằm điều trị với điều kiện cao cấp của những người khá giả, giàu có vẫn có thể được đáp ứng bởi hệ thống y tế ngoài công lập.
Đỗ Đức Nhượng: Đúng, nếu có điều kiện thì vào bệnh viện tư cho công bằng.
Vũ Bá Nha: Ai có tiền nhiều vào bệnh viện tư phục vụ theo yêu cầu, bệnh viện công chữa bệnh cho toàn dân tùy theo bệnh. Quá nhân văn! Tôi hoan nghênh! Rất cảm ơn ai đã có ý tưởng này!
Hồng Quang: Đã là bệnh viện công thì mọi người bệnh phải bình đẳng. Ai có nhiều tiên và muốn dịch vụ tốt hơn thì ra bệnh viện tư. Ôi bệnh viện tư đầy rẫy sao lại không kéo mấy người sang chảnh đến nhỉ?
Bệnh viện Bạch Mai.
Mai Văn Sơn: Rất đồng ý, ủng hộ việc làm của lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai, nó xóa đi những bất công vô hình mà đồng tiền và cơ chế thị trường tạo ra. Rất nhiều bệnh viện tư phục vụ theo yêu cầu nếu như ai muốn. Bệnh viện của Nhà nước phải phục vụ nhân dân và quyền bình đẳng phải được thực hiện. Mọi công dân trên đất nước Việt Nam phải được bình đẳng khi hưởng mọi cơ sở của Nhà nước tạo ra cho nhân dân.
Le Van Thang: Nhà giàu nên đến bệnh viện tư, còn bệnh viện công bình đẳng cho cả giàu và nghèo.
Công Minh: Nên xây dựng một bệnh viện cao cấp dành cho người giàu đến đó chữa bệnh.
Quan: Như thế mới là công bằng, khi bị bệnh thì ai cũng như nhau. Nếu anh có tiền thì sang bệnh viện tốt hơn của tư nhân mà nằm. Trong bệnh viện công, tất cả các bệnh nhân đều được chữa trị như nhau.
Dungchung: Đã là bệnh viện công thì cần xóa bỏ tất cả các dịch vụ. Nếu không sớm chấm dứt tình trạng này, ngày nào đó sẽ phát sinh lớp học dịch vụ trong trường học công lập. Những bệnh nhân có điều kiện kinh tế tốt thì đã có các bệnh viện tư phục vụ hoặc đi ra nước ngoài điều trị.
An Nguyen Dang An: Bệnh viện công thì không tồn tại dịch vụ y tế theo yêu cầu, bởi vì nhu cầu đó thì đã có các bệnh viện tư nhân sẵn sàng đáp ứng.
Tuy nhiên, một số độc giả chưa đồng tình với việc xóa bỏ giường dịch vụ ở các bệnh viện tư.
Chíp: Như thế này thì lại không công bằng với người giàu. Người giàu nộp thuế đương nhiên nhiều hơn người nghèo và đương nhiên họ có quyền bỏ tiền hưởng vật chất và điều kiện hơn người nghèo. Quyết định này của Bệnh viện Bạch Mai không đúng với quy luật kinh tế thị trường.
Nguyễn Lê An: Nếu bệnh viện công có mặt bằng do quỹ chi dùng riêng cho nhân viên bệnh viện quản lý và dùng lực lượng nhân viên tự trả lương để phục vụ cho bệnh nhân theo yêu cầu... thì không ảnh hưởng gì đến sự công bằng của tất cả bệnh nhân phục vụ qui định theo tuyến cả.
Linh Kiều Bảo: Xoá dịch vụ ở một bệnh viện tuyến cuối là điều vô lý. Nếu cho rằng người bệnh không phân biệt giàu nghèo thì chứng tỏ người giàu cũng phải có quyền được chữa trị bởi những bác sĩ hàng đầu chứ? Nhiều khi tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng để chăm sóc sức khoẻ bản thân, ai chẳng tin dùng bệnh viện công hơn. Bệnh viện quốc dân có chất lượng tốt lại lấy mất cơ hội của người có khả năng tài chính?
Bạn có quan điểm thế nào về vấn đề này? Hãy chia sẻ ở box bình luận phía dưới.