Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

BRICS có thể sẽ kết nạp 5 thành viên mới vào tháng 8

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể sẽ công bố quyết định kết nạp thêm 5 thành viên mới tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Nam Phi.

Động thái này sẽ hoàn tất kế hoạch mở rộng của nhóm vốn bị đình hoãn khá lâu.

Một nguồn tin của Chính phủ Ấn Độ cho biết, có khoảng 25 quốc gia đã bày tỏ nguyện vọng được gia nhập BRICS; trong đó, trường hợp của Saudi Arabia là chắc chắn nhất. Bên cạnh đó, các ứng cử viên khác còn bao gồm Indonesia, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, và Argentina.

Ngoại trưởng Nhóm BRICS họp tại New York tháng 9/2022 (ANI)

BRICS hiện tại có 5 quốc gia thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi hiện chiếm tới hơn 42% dân số toàn cầu, 30% diện tích thế giới, 23% Tổng sản phẩm Quốc nội toàn cầu, và 18% thương mại xuyên lục địa.

Một quan chức Ấn Độ giấu tên cho biết: “Việc mở rộng BRICS là tất yếu vào thời điểm nay. Khối cần phải giám sát cẩn thận việc mở rộng”. Quan chức này cho biết thêm, hiện có nhiều nước sẵn sàng ứng cử tham gia BRICS Tuy nhiên, không nhiều nước hội đủ các điều kiện để nhận được tư cách thành viên.

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 sẽ diễn ra từ ngày 22- 24/8 với chủ đề “BRICS và châu Phi: Quan hệ Đối tác vì Tăng trưởng chung, Phát triển Bền vững và Chủ nghĩa Đa phương bao trùm”. Nước chủ nhà Nam Phi đã đề ra 5 ưu tiên trong Hội nghị thượng đỉnh năm nay.

Đó là: Phát triển quan hệ đối tác hướng tới quá trình chuyển đổi công bằng; chuyển đổi giáo dục và phát triển kỹ năng cho tương lai; Mở ra cơ hội thông qua Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi; Tăng cường phục hồi kinh tế xã hội sau đại dịch và đạt được mục tiêu Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững; Củng cố chủ nghĩa đa phương, bao gồm nỗ lực hướng tới cải cách thực sự các thể chế quản trị toàn cầu và Tăng cường sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ vào các tiến trình hòa bình.

Bình luận về thông tin này, Biswajit Dhar- giáo sư kinh tế tại Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ cho biết: trong bối cảnh các nước BRICS hiện không có nhiều sự hợp tác, việc mở rộng khối sẽ mang lại nhiều tính chính danh hơn. “Bối cảnh địa chính trị và kinh tế đang thay đổi khá nhanh chóng vì thế giới Ả-rập đang củng cố liên kết với Nga và Trung Quốc. Việc mở rộng sẽ dẫn đến một tập hợp đáng kể trong nhóm. Điều này có thể có rất nhiều ý nghĩa trong tương lai”, ông nói thêm.

Phan Tùng (VOV-New Delhi )

Tin mới