Mặc dù vậy, chiếc mũ cói nổi tiếng này vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng biết.
Xuất xứ từ Ecuador
Ít ai biết rằng mũ cói Panama có xuất xứ từ Ecuador. Theo đó, chất liệu để làm nên chiếc mũ này được làm từ cói Paja Toquilla - loại cây mọc ở một nơi duy nhất trên thế giới là Ecuador. Việc sản xuất mũ cói Panama bắt đầu như một ngành tiểu thủ công nghiệp ở bờ biển Ecuador vào những năm 1600 với những chiếc mũ tốt nhất được làm ở tỉnh Manabi.
Mũ cói Panama được làm từ cây cói Paja Toquilla ở Ecuador. (Ảnh: Knug)
Sau đó, đến thế kỷ 17 và 18, những chiếc mũ cói bắt đầu trở nên phổ biến. Vì thế, các nghệ nhân Ecuador quyết định đưa chúng đi xa hơn. Họ đã đến Panama để tận dụng lợi thế của các tuyến đường biển. Theo đó, tất cả những chiếc mũ đều được xuất khẩu qua kênh đào Panama. Từ đó, mũ có tên gọi là mũ cói Panama. Đến năm 1906, cái tên mũ cói Panama phổ biến toàn thế giới khi bức ảnh Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đội chiếc mũ này trong chuyến giám sát việc xây dựng kênh đào Panama được in trên tờ New York Times.
Mũ được làm thủ công rất cầu kỳ
Một điều làm nên giá trị của chiếc mũ cói Panama là quá trình chế tác hoàn toàn thủ công. Theo đó, các sợi thân cây cói toquilla của Ecuador được tách ra, đun sôi để loại bỏ chất diệp lục và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Các sợi cói càng mịn, đều màu, dệt càng dày thì chất lượng mũ càng cao. Một chiếc mũ cói toquilla có thể mất từ một ngày đến vài tháng để hoàn thành.
Mũ cói Panama được dệt thủ công rất cầu kỳ. (Ảnh: Knug)
Mất 8 tháng để dệt mũ cói Panama đẹp nhất thế giới
Những chiếc mũ cói Panama tinh xảo nhất được làm bởi 3.000 thợ dệt trên mỗi inch vuông (2,5cm*2,5cm). Bậc thầy thợ dệt Espinal đã dệt 4.000 mũi dệt trên mỗi inch vuông và làm việc trong 1.000 giờ để tạo ra chiếc mũ phá kỷ lục của mình. Theo báo cáo, ông đã phải căng mắt dệt chiếc mũ đến nỗi sẽ không bao giờ thử một chiếc mũ như vậy nữa.
Người giàu có và nổi tiếng đều yêu thích
Mũ Panama được nhiều người giàu có và nổi tiếng yêu thích. (Ảnh: Knug)
Ngoài Tổng thống Teddy Roosevelt, những chiếc mũ cói Panama ngày nay cũng được nhiều người nổi tiếng yêu thích. Meghan Markle, Cameron Diaz, Madonna, Johnny Depp, Sean Connery, Brad Pitt và thậm chí cả Thái tử Charles đều đội mũ Panama.
Nghề làm mũ cói Panama được UNESCO bảo vệ
Quy trình sấy khô, tẩy trắng, giặt, dệt phức tạp đã tạo nên chiếc mũ Panama đẹp và độc đáo. Vào năm 2012, nó đã được thêm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, danh sách này công nhận “các hoạt động, cách thể hiện, cách diễn đạt, kiến thức hoặc kỹ năng được coi là một phần của di sản văn hóa”.
Giá siêu đắt đỏ
Các sợi cọ tự nhiên và kiểu dệt mịn làm cho chiếc mũ rất nhẹ, nhẹ đến nỗi bạn sẽ quên nó trên đầu. Có hàng ngàn Waves (mối nối) trong một inch vuông. Chính vì điều này mà những chiếc mũ Panma cực kỳ đắt đỏ, với giá từ 300 - 500 USD, thậm chí có những chiếc lên tới 20.000 USD.