Ảnh: Hàng loạt gầm cầu Hà Nội bị chiếm dụng thành bãi trông giữ xe
Dù Bộ GTVT có văn bản chính thức không chấp thuận đề xuất của Hà Nội về duy trì một số điểm giữ xe dưới gầm cầu, nhưng tình trạng này vẫn đang diễn ra.
Thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thống nhất việc tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện tạm thời dưới gầm cầu Vĩnh Tuy; Chương Dương, Mai Dịch và Ngã tư Vọng đến hết năm 2023 để phục vụ nhu cầu giao dịch của các cơ quan, đơn vị và nhân dân. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Ngay sau đó, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chính thức không chấp thuận đề xuất của Hà Nội về việc duy trì các điểm giữ xe dưới gầm cầu. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Hà Nội cũng có kế hoạch sẽ thông báo đến các đơn vị trông giữ xe yêu cầu không hoạt động ở các vị trí gầm cầu nhưng thực tế xe ôtô vẫn đỗ chình ình tại một số gầm cầu. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam)
Thậm chí, kể cả xe tải biển xanh cũng tá túc tại gầm cầu Vĩnh Tuy. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các điểm bãi đỗ xe công cộng đang thiếu trầm trọng, mới chỉ đáp ứng được khoảng 8%-10% nhu cầu đỗ xe. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Trong khi luật quy định quỹ đất dành cho giao thông ở các đô thị là 16-26%. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Theo thống kê, Hà Nội đang có khoảng 5,5 triệu xe máy và gần 500.000 ôtô, trong đó có trên 327.000 ôtô con. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua quy hoạch 1.480 vị trí bãi đỗ xe công cộng tập trung với tổng quy mô diện tích 1.197,8ha. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Trong số này, Hà Nội dự tính có 74 vị trí xây dựng bãi đỗ xe ngầm, 450 bãi đỗ xe cao tầng, còn lại là các bãi đỗ xe mặt đất. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)
Hà Nội cũng đã lên phương án hạn chế xe cá nhân trong nội đô, thu phí giờ cao điểm để hạn chế xe cá nhân, giảm áp lực lên hạ tầng giao thông hay thiếu vị trí các điểm đỗ xe. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)