Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ai là người phụ nữ Việt đầu tiên trở thành hoàng hậu ở nước ngoài?

(VTC News) -

Dưới triều đại nhà Trần, một công chúa được gả cầu thân với nước Chiêm Thành với mục đích mở rộng bờ cõi nước Đại Việt.

1. Công chúa đầu tiên của nước ta lấy chồng ngoại quốc?

  • A

    Ngọc Hân

  • B

    Ngọc Bình

  • C

    Huyền Trân

    Công chúa Huyền Trân (1287-1340) là con gái vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, em gái của Trần Anh Tông. Sách Việt sử giai thoại viết: "Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông đem Công chúa Huyền Trân gả cho Quốc vương Chiêm Thành. Đáp lại, Quốc vương Chiêm Thành đem đất hai châu Ô và Lý - vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay - dâng cho Đại Việt làm sính lễ, giúp lãnh thổ nước ta được mở rộng về phía Nam".

  • D

    Huyền Nhã

2. Huyền Trân kết duyên với vua nào của Chiêm Thành?

  • A

    Chế Bồng Nga

  • B

    Chế Bà Đa

  • C

    Chế Cù

  • D

    Chế Mân

    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1301, vua Trần có chuyến du ngoạn nước Chiêm Thành. Trước khi ra về, ông hứa gả con gái là công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân, dù lúc đó vua Chiêm đã hơn 80 tuổi. Sau khi kết hôn, vua Chiêm Thành phong Huyền Trân làm Vương hậu.

Đền thờ Huyền Trân Công chúa.

3. Dù được làm Vương hậu nước Chiêm Thành nhưng vì sao Huyền Trân lại đi tu?

  • A

    Giác ngộ đạo Phật

  • B

    Vua Chiêm Thành băng hà

    Một năm sau khi trở thành Vương hậu, vua Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung cướp về (vì theo tục lệ Chiêm Thành, hễ Vua mất thì Hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo). Về nước, bà chọn xuất gia đi tu. Bà mất vào năm 1340. Dân chúng quanh vùng thương tiếc, tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.

  • C

    Nước Chiêm Thành sụp đổ

  • D

    Ly dị

 4. Ngoài Huyền Trân, công chúa nào của nhà Trần lấy chồng nước ngoài?

  • A

    An Tư

    An Tư công chúa, còn gọi là Thiên Tư công chúa, là con gái út của vua Trần Thái Tông (1218-1277). Bà cũng là em gái của Trần Thánh Tông và là cô ruột của Trần Nhân Tông. Cuộc đời của An Tư công chúa được sử Việt chép rất sơ lược, không rõ cả năm sinh năm mất. Năm 1285, Hốt Tất Liệt phong con trai (Thoát Hoan) làm Trấn Nam vương, dẫn đại quân tiến vào xâm lược nước ta. Giai đoạn đầu, với sức mạnh vượt trội, quân Nguyên giành thế áp đảo trên chiến trường. Trong tình thế nguy cấp, An Tư công chúa tự nguyện kết hôn với Thoát Hoan, tạo điều kiện cho vua tôi nhà Trần có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Một số sách ghi chép nói bà đã làm nhiệm vụ mật báo nhiều tin tức quan trọng, là một "điệp viên cao cấp" của nhà Trần. Chiến thắng quân Nguyên, triều Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư công chúa. Không rõ công chúa còn hay mất, được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân.

  • B

    An Phước

  • C

    Ngọc Bình

  • D

    Ngọc Mai

5. Công chúa triều Nguyễn nào về trở thành hoàng hậu Chân Lạp?  

  • A

    Ngọc Trúc

  • B

    Ngọc Vạn

    Công nữ Ngọc Vạn (họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, không rõ năm sinh, năm mất) là con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, theo lời cầu hôn của vua Chey Chetta II, chúa Sãi gả Ngọc Vạn cho ông. Bà trở thành hoàng hậu Chân Lạp với tước hiệu Brhat Mae Samdach Brhat Bhagavati Amara Deva Thida. Đổi lại, chúa Nguyễn được lập một đồn thuế ở Prei Kor (tức vùng Sài Gòn) và lập một dinh điền ở Mô Xoài (gần Bà Rịa Vũng Tàu ngày nay, dinh điền chính thức đầu tiên trên đất Chân Lạp). Năm 1674, Chân Lạp suy yếu, chia thành 2 quốc gia và phải thần phục triều Nguyễn. Lúc này, công nữ Ngọc Vạn quyết định rời khỏi Chân Lạp quay về quê hương. Tương truyền, bà tìm về vùng Mô Xoài sinh sống rồi lên núi Chứa Chan (tức Đồng Nai) để xuất gia và sống tới cuối đời.  

  • C

    Ngọc Khuê

  • D

    Như Mai

6. Ngoài Ngọc Vạn, chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn gả con gái nào cho vua Chân Lạp để bình ổn bờ cõi phía Nam?

  • A

    Ngọc Khoa

    Ngọc Khoa tên đầy đủ Nguyễn Phúc Ngọc Khoa, là con gái thứ 3 của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và là em gái công chúa Ngọc Vạn. Tương tự như số phận của chị gái, Ngọc Khoa cũng không được sử sách nhắc tới. Sách Đại Nam liệt truyện tiền biên, phần tiểu truyện của Ngọc Khoa cũng đề là "khuyết truyện". Tuy nhiên, sách Nguyễn Phúc tộc thế phả, do chính Hội Đồng Nguyễn Phúc tộc viết lại, chép rằng: "Năm Tân Mùi (1631) bà (Ngọc Khoa) được đức Hy Tông (Sãi Vương) gả cho vua Chiêm Thành là Pôrômê. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm được tốt đẹp...".

  • B

    Ngọc Trâm

  • C

    Ngọc Giao

  • D

    Nguyễn Quỳnh

7. Ai là người được cho là phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản?

  • A

    Ngọc Hoa

    Công nữ Ngọc Hoa có họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa. Theo tài liệu và sự tích còn lưu giữ của Nhật Bản, bà là con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1619, công nữ Ngọc Hoa được gả cho Araki Sotaro, nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi Samurai sang buôn bán Hội An (Quảng Nam). Một năm sau, bà theo chồng về Nhật sống và mất năm 1645. Sau khi qua đời, bà được an táng tại chùa Daioji ở thành phố Nagasaki.

  • B

    Ngọc Trâm

  • C

    Ngọc Hương

  • D

    Ngọc Lan

8. Hiện nay, bảo tàng Nagasaki còn lưu giữ vật dụng nào sau đây của công nữ Ngọc Hoa?

  • A

    Chiếc lược

  • B

    Chiếc áo

  • C

    Chiếc trâm

  • D

    Chiếc gương

    Hiện nay, bảo tàng Nagasaki vẫn còn lưu giữ chiếc gương soi của công nữ Ngọc Hoa. Ngoài ra, lễ hội Okunchi mở hàng năm ở Nagasaki (từ ngày 7 đến 9/10) có đám rước do thiếu nhi đóng vai vợ chồng Ngọc Hoa đứng trên mũi chiếc thuyền buôn. Cuộc hôn nhân này đã thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Đàng Trong và Nhật Bản lúc bấy giờ.

Hà Cường

Tin mới