Với tên gọi Xiaomi EV, công ty có vốn đăng ký là 1,55 tỷ USD. Trước đó vào tháng 3, công ty mẹ Xiaomi đã công bố ý định đầu tư 10 tỷ USD vào việc sản xuất xe điện trong vòng 10 năm tới. Theo đại diện của Xiaomi, chi nhánh sử dụng 300 nhân viên và bộ phận mới do người sáng lập trực tiếp kiêm người đứng đầu Xiaomi - Lei Jun đứng đầu.
Xiaomi cho biết, trong 5 tháng qua, bộ phận mới đã nghiên cứu sâu rộng về đối tượng người dùng và liên hệ với các đối tác trong ngành. Về cơ bản, doanh nghiệp mới vẫn chưa sẵn sàng giới thiệu bất kỳ chiếc xe điện nào hoặc nguyên mẫu của nó.
Hồi đầu tháng này, Xiaomi đã công bố mua lại Deepmotion, một công ty lái xe tự hành “nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về công nghệ” của mảng kinh doanh xe điện, với số tiền trị giá 77,37 triệu USD.
Với việc gia nhập thị trường xe điện, Xiaomi sẽ phải thực hiện rất nhiều việc để giành được vị trí tốt trên thị trường xe điện Trung Quốc. Quốc gia này đang có những gã khổng lồ như Nio và Xpeng, cũng như các công ty nổi tiếng thế giới như Tesla và BYD của Trung Quốc, trong đó BYD nhận sự hỗ trợ của ông trùm tài chính Warren Buffett.
Nói về Tesla, đây là công ty được chú ý nhất trong lĩnh vực xe điện trong thời gian qua với Model 3 vừa đạt cột mốc quan trọng về doanh số. Theo kết quả của quý 2, dòng Model 3 của công ty đã giao được 1.031.588 chiếc, nhiều hơn bất kỳ thương hiệu xe điện nào khác. Mặc dù các số liệu không phải là số liệu thống kê chính thức nhưng các báo cáo mang lại một bản tóm tắt về doanh số bán hàng qua các năm. Chỉ riêng trong quý 2/2021, khoảng 225.000 bản Model 3 đã được bán ra.
Trong khi đó, tổng doanh số Model Y cũng đã vượt cột mốc 250.000 chiếc. Theo dự báo của giới chuyên môn, đến cuối năm mẫu xe này sẽ vượt mốc 500.000 chiếc. Tổng sản lượng Model S và Model X giao trong mỗi quý vượt 200.000 chiếc.