Xe điện là phương tiện đang được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện dụng và thân thiện với môi trường, giá thành rẻ dễ tiếp cận. Đến nay nhiều người dùng vẫn thắc mắc về việc xe đạp điện có phải đăng ký, khi tham gia giao thông xe đạp điện có phải lắp biển số hay không.
Xe đạp điện được định nghĩa là xe đạp hai bánh, vận hành bằng động cơ điện hoặc bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện, công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250W, vận tốc thiết kế lớn nhất (khi vận hành bằng động cơ điện) không lớn hơn 25 km/h và khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40kg.
Xe vận hành bằng động cơ điện không cần sử dụng cơ cấu đạp chân, khi tắt máy thì đạp xe đi được.
Xe trợ lực điện là loại xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện. Khi dừng đạp chân thì động cơ điện cũng dừng hoạt động.
Tại điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe đạp điện có cơ cấu trợ lực bằng bàn đạp chân khi hết điện, do đó xe đạp điện được xếp vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Xe đạp điện được xếp vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Tại khoản 3 điều 53 Luật Giao thông Đường bộ 2008 quy định các dòng xe cơ giới buộc phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, các dòng xe cơ giới được quy định tại khoản 18, điều 3 Luật Giao thông Đường bộ gồm: xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại máy kéo, xe ô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Theo quy định trên, xe đạp điện hiện không thuộc nhóm xe cơ giới nên khi mua xe, chủ xe không cần phải đăng ký và gắn biển số xe. Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay cũng chưa có quy định nào về việc xe đạp điện cần phải đăng ký chủ sở hữu. Do đó, người mua xe đạp điện không cần phải đăng ký ra biển vẫn được vận hành xe lưu thông trên đường.
Bên cạnh những quy định về đăng ký xe, những người điều khiển xe đạp điện hiện nay chưa cần bằng lái. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người dùng vẫn cần chấp hành các quy định về an toàn giao thông.