Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ hối lộ 2,2 triệu USD: Quá nhiều kẽ hở trong đấu thầu thuốc

(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho rằng từ vụ việc nghi vấn hối lộ 2,2 triệu USD cho quan chức ngành y tế, chúng ta cần xem lại cơ chế đấu thầu thuốc hiện nay.

(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho rằng từ vụ việc nghi vấn hối lộ 2,2 triệu USD cho quan chức ngành y tế, chúng ta cần xem lại cơ chế đấu thầu thuốc hiện nay.

Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) trả lời VTC News xung quanh nghi vấn Công ty Bio-Rad Laboratories Inc của Mỹ hối lộ quan chức Việt Nam 2,2 triệu USD. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng nghi số tiền 2,2 triệu USD là quá lớn và đề nghị cơ quan điều tra sớm vào cuộc.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Ảnh: Phạm Thịnh) 
- Ông có suy nghĩ gì khi có thông tin Công ty Bio-Rad Laboratories Inc của Mỹ trả 2,2 triệu USD tiền hối lộ cho các quan chức Việt Nam trong nhiều năm để giành hợp đồng?


Người Mỹ họ đã làm thì tôi nghĩ là có cơ sở. Còn việc quan chức Việt Nam có nhận hay không thì chúng ta cần phải xác minh.

Theo tôi, cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc, xác minh để sớm làm rõ những vấn đề đó. Tôi tin rằng một số nước đã cung cấp thông tin thì chúng ta có căn cứ để làm việc này.

- Số tiền ‘hoa hồng’ 2,2 triệu USD không phải là nhỏ. Vậy phải chăng vấn đề kê khai, minh bạch tài sản của quan chức, cán bộ Việt Nam trong thời gian qua đang có vấn đề nên chúng ta mới không biết sự việc này trong nhiều năm?

 
Nếu đấu thầu trong bí mật, không công khai minh bạch thì thực chất cũng là đấu thầu hình thức.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền
 
Tôi đồng tình với nhận định cho rằng việc kê khai tài sản của chúng ta đang thực sự có vấn đề. Khi kê khai tài sản, chúng ta chỉ kê khai tài sản của con chưa thành niên còn con đã thành niên thì không phải kê khai.

Tức là toàn bộ tài sản của ông bố có được do tham nhũng có thể chuyển sang cho con. Chính vì vậy chúng ta không kiểm soát được. Ngoài ra, tôi cho rằng cơ chế chi tiêu của chúng ta cũng chưa được quản lý chặt chẽ.

Hiện tại, trong các giao dịch, chúng ta vẫn còn dùng tiền mặt quá nhiều. Các nước họ kiểm soát qua ngân hàng.

Ví dụ anh muốn mua 1 cái ô tô, làm 1 cái nhà thì phải chứng minh được tiền có từ đâu. Nếu không tài sản đó sẽ bị tịch thu. Đó là những sơ hở khiến chúng ta không phát hiện được tham nhũng.

- Ông đánh giá thế nào về phản ứng của Bộ Y tế sau nghi vấn hối lộ 2,2 triệu USD cho quan chức của ngành này ?

Tôi cho rằng Bộ Y tế đã phản ứng rất kịp thời. Trước hết, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị chủ động báo cáo. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị công an vào cuộc sớm làm rõ vấn đề này.

Tôi cho rằng hành động của Bộ trưởng Y tế như vậy là quyết liệt, tích cực phối hợp với cơ quan khác chủ động xác minh làm rõ vấn đề.
Trụ sở của Bio-Rad Laboratories ở Hercules, California - Ảnh: Bio-rad.com 

- Chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm gì sau những vụ việc bê bối liên quan đến các nhà thầu nước ngoài như ở dự án Đại lộ Đông Tây, vụ việc ở ngành đường sắt... trong thời gian qua?

Tôi cho rằng chúng ta đã có kinh nghiệm phối hợp với các nước liên quan. Tôi ví dụ các vụ việc liên quan đến dự án ngành đường sắt, hay Đại lộ Đông Tây chúng ta cũng làm được.

Chúng ta đã đặt quan hệ với các cơ quan quốc tế trong vấn đề phối hợp điều tra. Bên cạnh đó, các cơ quan quốc tế cũng cung cấp và tạo điều kiện cho chúng ta hoàn thành nhiệm vụ.


Clip: ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền nói về những kẽ hở trong đấu thầu thuốc 


- Vậy theo ông phải làm gì để có thể kiểm soát được tham nhũng, đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu thuốc?

Tôi cho rằng việc kê khai tài sản và minh bạch thông tin là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết phải công khai cho báo chí. Ví dụ, đấu thầu mua cái gì đó cần mời cả báo chí chứng kiến việc công khai mua bán. Để tránh trường hợp tương tự, theo tôi cần công khai trong việc đấu thầu.

Chúng ta cần để cho các phương tiện thông tin đại chúng cùng tham gia giám sát vấn đề này. Nếu đấu thầu trong bí mật, không công khai minh bạch thì thực chất cũng là đấu thầu hình thức.

Vừa qua, tôi thấy việc mua sắm thiết bị các bệnh viện có nhiều bất cập. Báo chí đã đưa về rất nhiều bệnh viện mua tất cả các phương tiện kỹ thuật không sử dụng được, đã cũ, lạc hậu. Ở đây có nhiều kẽ hở để tham nhũng xuất hiện.

Nguyên nhân do chúng ta chưa quy trách nhiệm cho người quản lý một cách cụ thể. Dù có thể đấu thầu, có thể mua nhưng khi phát hiện ra vấn đề không minh bạch phải từ chối trả lại, buộc những người đó phải bồi thường.

Nhưng chúng ta chưa làm chặt chẽ vấn đề này nên cũng phải thừa nhận rõ ràng trong đó có tiêu cực.

Phạm Thịnh

Nguồn:

Tin mới