Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vụ án tử tù Hồ Duy Hải có dấu hiệu vi phạm điều tra

Báo cáo đoàn giám sát của Quốc hội cho biết nhiều vụ án có dấu hiệu vi phạm trong quá trình điều tra.

(VTC News) –  Báo cáo đoàn giám sát của Quốc hội cho biết nhiều vụ án có dấu hiệu vi phạm trong quá trình điều tra.


Sáng 10/4, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã nghe đoàn giám sát của Quốc hội báo cáo về việc giám sát tình hình án oan.


Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện

 


Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, trong những năm gần đây, tình hình phạm tội tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng số vụ, số người phạm tội, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt.



Về cơ bản hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các cơ quan đã triển khai áp dụng nhiều biện pháp để chấn chỉnh khắc phục tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; nhờ đó tình hình oan, sai đã giảm so với trước đây.



Video: Công an Sơn La đấu súng với tội phạm ma túy nguy hiểm


VTC14


“Tuy số người bị oan không nhiều, các trường hợp sai phạm đã hạn chế đáng kể và giảm dần theo từng năm nhưng so với yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì việc phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu”, ông Hiện khẳng định.



Trong kỳ giám sát, khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can nhưng số vụ làm oan người vô tội trong 3 năm có 71 trường hợp, chiếm 0,02% trong đó cơ quan điều tra (CQĐT) đình chỉ 31 bị can do không có sự việc phạm tội, 12 bị can do hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.



Viện kiểm sát (VKS) đình chỉ 9 bị can do không có sự việc phạm tội, 19 trường hợp bị tòa án (TA) tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật.



Ngoài các trường hợp bị oan này, qua giám sát cho thấy còn có những trường hợp có dấu hiệu làm oan người vô tội trong các trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm, do miễn trách nhiệm hình sự như vụ Ban quản lý chợ Đồng Xoài (Bình Phước), Trần thị Bích Liên (chợ Bảo Lộc Lâm Đồng).


Vụ 5 Công an ở Tuy Hòa, Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến chết người

khiến dư luận bức xúc


Tuy số trường hợp oan, sai không nhiều nhưng hậu quả gây ra là hệ trọng, có vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, như vụ 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị bắt giam oan; vụ 5 Công an ở Tuy Hòa, Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến chết người...



Đại diện đoàn giám sát cho biết, một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm thì có những vụ án đã xảy ra từ những năm trước, đến nay, có vụ đã được giám đốc thẩm, quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại cơ bản đã khắc phục được những thiếu sót, vi phạm về thủ tục tố tụng như vụ Lê Bá Mai (Bình Phước); bản án phúc thẩm sau cùng năm 2013 có hiệu lực pháp kết án Lê Bá Mai tù chung thân về tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người” là có căn cứ, không sai.



Video: Mẹ tử tù Hồ Duy Hải viết đơn kêu cứu lên Chủ tịch nước


VTC1


“Đối với vụ Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án tử hình về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” có những vi phạm về thủ tục, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành xem xét”, ông Hiện thông tin.



 
Đối với vụ Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án tử hình về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” có những vi phạm về thủ tục, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành xem xét
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện
 
Ông Hiện nêu cụ thể, vụ Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án về tội "Giết người" và "cướp tài sản". Quá trình khám nghiệm hiện trường không chú xem xét để thu giữ những đồ vật liên quan đến dấu vết trên cơ thể nạn nhân vụ như cái thớt, chiếc ghế inox, con dao nên sau này bị can khai ra đó là hung khí vụ án thì đã bị thất lạc không tìm lại được.

"Việc lấy chiếc ghế khác để làm "vật chứng" thay cho chiếc ghế phản ánh trong Biên bản khám nghiệm hiện trường là ấu trĩ không đáng có dẫn đến hoài nghi về tính khách quan của kết quả điều tra.

Không xác định thời gian chết của hai nạn nhân, kiểm tra việc sử dụng thời gian của Hải vào ngày xảy ra vụ án còn đơn giản thiếu chặt chẽ. Có nhân chứng nhìn thấy một thanh niên ngồi trong phòng nạn nhân Hồng có đặc điểm (mặt tròn, da sáng, tóc cắt ngắn) tương đồng với đặc điểm của Hồ Duy Hải nhưng không được tổ chức nhận dạng", ông Hiện phân tích.

Theo ông Hiện, đây là những thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng mà gia đình Hải và luật sư dựa vào đó để kêu oan cho Hải.



Đối với các vụ được nhiều cử tri quan tâm như vụ: Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị kết án chung thân về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”; vụ Đỗ Minh Đức (Hải Phòng) bị kết án chung thân về tội “Giết người”; vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang) bị kết án tử hình về tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người” và vụ Đỗ thị Hằng (Bắc Giang) bị kết án về tội“Mua bán phụ nữ” chưa có căn cứ xác định bị oan nhưng đã xác định có những vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, truy tố, xét xử. Hiện nay các vụ án này đang điều tra lại.


Vụ án tử tù Hồ Duy Hải có dấu hiệu vi phạm quá trình điều tra 


Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng thừa nhận: “Nhiều trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam còn chưa chính xác, sau đó phải chuyển xử lý hành chính; tình trạng tạm giam bị can về tội ít nghiêm trọng còn nhiều, có biểu hiện lạm dụng. 

Xảy ra một số vụ dùng nhục hình, có trường hợp dẫn đến chết người gây bức xúc dư luận.



Có những trường hợp khởi tố, điều tra, truy tố thiếu căn cứ; nhiều vụ án còn để kéo dài; có 11 vụ đã trên 05 năm đến nay chưa giải quyết xong, cá biệt ở Bình Phước có vụ trên 12 năm”.



Việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 25 của BLHS có những trường hợp chưa chính xác, có dấu hiệu làm oan, bỏ lọt tội phạm. Việc truy tố, xét xử còn có những trường hợp sai tội danh, sai khung hình phạt.



“Có nơi tòa án áp dụng hình phạt quá nặng đối với người lao động, nhất thời phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; ngược lại, có những trường hợp lại tuyên hình phạt quá nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo không đúng pháp luật, nhất là tội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng”, ông Hiện thông tin.



Bên cạnh những sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trên, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử còn khá nhiều vi phạm khác về thủ tục, về thu thập chứng cứ, biên bản điều tra, hồ sơ vụ án, về xử lý vật chứng... dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo về tư pháp diễn biến phức tạp, có những trường hợp gay gắt, kéo dài.


Ông Nguyễn Thanh Chấn yêu cầu bồi thường số tiền lên tới 10 tỷ đồng 


Trong kỳ, tổng số tiền phải bồi thường cho các trường hợp tuy không lớn (khoảng trên 30 tỷ đồng) nhưng việc bồi thường cơ bản còn chậm.



Hiện tại, một số vụ người bị oan đề nghị bồi thường với số tiền rất lớn như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) hơn 9 tỷ đồng; vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) trên 22 tỷ đồng và kéo dài 9 năm đến nay chưa giải quyết xong.


Phạm Thịnh


Nguồn:

Tin mới