Mảnh rác không gian này là môt phần của tên lửa Trường Chinh 5B - trước đó đã làm nhiệm vụ đưa một phần trạm vũ trụ của Trung Quốc lên quỹ đạo vào ngày 29/4.
Ban đầu, Văn phòng kỹ thuật không gian Trung Quốc (CMSEO), thuộc quân đội Trung Quốc, dự đoán địa điểm tái nhập của mảnh vỡ tên lửa ở phía Đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên, CMSEO sau cho biết bộ phận tên lửa đã tái nhập với vận tốc trung bình 8 km/h lúc 10h24 sáng giờ Bắc Kinh (9h:24 giờ Hà Nội) và rơi xuống đại dương ở khoảng 72,47 kinh độ Đông và 2,65 vĩ độ Bắc, phần lớn các phần của nó đã bị cháy trong quá trình tái nhập. Vật thể rơi phía trên Ấn Độ dương, gần Maldives.
Vị trí mảnh vỡ tên lửa rơi, theo cơ quan kĩ thuật không gian Trung Quốc. (Ảnh chụp Google Maps)
Các kênh truyền thông và mạng xã hội đã đăng tải hình ảnh vật thể này xuất hiện trên bầu trời đêm ở Trung Đông, như Jordan, Oman. Một số ghi nhận hình ảnh trên bầu trời Nhật Bản.
Việc mảnh vỡ tên lửa rơi không kiểm soát này đã khiến giới truyền thông trên toàn thế giới xôn xao trong nhiều ngày, vì không ai có thể đoán được nó có thể gây ra thiệt hại gì hay không.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân lúc đó nói với các phóng viên rằng tên lửa được làm từ vật liệu được thiết kế để đốt cháy khi tái nhập và hầu hết các mảnh vỡ sẽ tan rã.
Ông nói: “Mối đe dọa đối với di chuyển hàng không và các vật thể trên mặt đất là cực kỳ thấp".
Video: Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống Trái Đất
Video: Hình ảnh kết hợp các video cho thấy mảnh vỡ tên lửa đi qua bầu trời thành phố Fuji và Hiratsuka
Video: Hình ảnh tại Israel
Video: Hình ảnh mảnh vỡ tên lửa rơi tạo vệt sáng tại Jordan