Bên cạnh đó, do số xi-lanh lẻ ở mỗi dãy nên động cơ V10 khi chạy không được êm như loại ít phổ biến hơn V8 và V12.
Động cơ V10 nằm giữa V8 và V12 nên động cơ V10 không mạnh mẽ như V12 và không tiết kiệm nhiên liệu như V8. Với cấu hình thiết kế không cân bằng thể hiện rõ 5 xi-lanh mỗi bên, trục cân bằng đôi khi lại được sử dụng để giảm các rung động trong khi động cơ vận hành, điều này sẽ tạo hiện tượng lắc lư kỳ lạ khi sử dụng phương tiện.
Đi kèm theo đó, động cơ V10 dài, nặng và lớn hơn động cơ 4 xi-lanh, chi phí sản xuất lớn, tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt và cấu tạo phức tạp bởi cấu hình thiết kế không có sự cân bằng, do vậy trục cân bằng đôi khi được sử dụng để giảm các rung động trong khi động cơ vận hành.
Động cơ V10 của Lamborghini.
Nhược điểm này đã xuất hiện trong nhiều năm qua và trở thành tính năng đặc trưng của động cơ V10. Chính vì thế, động cơ V10 không còn hữu ích nữa khi ngày nay các hãng có thể phát triển động cơ hybrid.
Cùng với đó, những tiến bộ mới trong công nghệ động cơ khiến V10 trở nên lỗi thời và bất tiện. Mặc dù động cơ V10 được rất nhiều người yêu thích xe sưu tầm nhưng vẫn không dành cho số đông. Chính vì vậy các nhà sản xuất ô tô đã dần lãng quên động cơ này.
Lịch sử động cơ V10
Động cơ V10 được biết đến vào năm 1936, do Công ty Busch Sulzer phát minh với số lượng giới hạn chỉ có ba mẫu. Cấu hình thiết lập động cơ V10 là hai động cơ 5 xi-lanh được ghép với nhau, sắp xếp theo hình chữ V xung quanh một trục khuỷu. Ban đầu động cơ V10 diesel được sử dụng trên xe lửa, xe quân sự, xe thương mại và xe buýt Daimler-Benz…
Sau đó, khối động cơ V10 chạy xăng đầu tiên xuất hiện trên Lamborghini P140 vào năm 1987 và concept Calà năm 1995. Tiếp đến là chiếc xe thể thao mui trần Dodge Viper ra mắt năm 1991 cũng được trang bị động cơ xăng 10 xi-lanh 488 inch có dung tích 8.0 lít, sản sinh 400 mã lực và mô-men xoắn 630 Nm.
Việc tăng thêm 2 xi-lanh đã cải thiện hiệu suất động cơ mạnh mẽ đáng kể, từ đó, các hãng xe bắt đầu sử dụng động cơ V10 nhằm tối ưu hóa sức mạnh, trọng lượng và hiệu suất của động cơ này.
Theo đó, khối động cơ V10 có công suất mạnh mẽ hơn động cơ V8 nhưng không cần quá nhiều không gian như V12. Chính điều này đã giúp cho đọng cơ V10 dễ dàng trở thành tùy chọn động cơ hiệu suất cao trên các mẫu xe có sẵn động cơ V6 hoặc V8.
Từ năm 1991 đến những năm 2000 là thời kỳ hoàng kim của động cơ V10. Thời điểm này các nhà sản xuất bắt đầu trang bị khối động cơ 10 xi-lanh lên các mẫu xe sang, xe thể thao như Volkswagen Touareg (2002), Lamborghini Gallardo (2003), Porsche Carrera GT, Volkwagen Phaeton, BMW M5 E60,Lexus LFA, Audi R8…
Tuy nhiên, đến nay chỉ có hãng xe Lamborghini, Audi và một số nhà sản xuất nhỏ phát triển, chế tạo khối động cơ V10. Mặc dù nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ phía nhà sản xuất, chuyên gia, người tiêu dùng…nhưng động cơ V10 chưa bao giờ là động cơ phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô.