Đầu tiên phải kể đến hoàng đế Đồng Trị qua đời khi mới tròn 21 tuổi. Nhiều tin đồn cho rằng hoàng hậu của ông là A Lỗ Đặc thị đã mang thai nhưng bị Từ Hy ép chết. Thế nhưng, đây chỉ là truyền thuyết. Song chưa có bất cứ bằng chứng nào được tìm thấy trong các bộ chính sử.
Thực tế, hôn lễ của Đồng Trị với hoàng hậu A Lỗ Đặc thị được cử hành vào năm Đồng Trị thứ 11, tức năm 1872. Đồng Trị chết vào năm thứ 13, tức năm 1875. Nếu tính từ ngày có hoàng hậu cho tới khi chết, Đồng Trị cũng có hơn 2 năm chung sống với các phi tần và mỹ nữ trong hậu cung. Tuy nhiên, cho tận tới khi Đồng Trị chết vẫn không có bất cứ ghi chép nào về con cái của vị vua này.
Hình ảnh của hoàng đế Đồng Trị. (Ảnh: Nhân vật lịch sử)
Sau khi Đồng Trị chết, Quang Tự được đưa lên ngôi. Mặc dù có một hoàng hậu, hai quý phi và hàng ngàn cung nữ xinh đẹp ở mọi lứa tuổi nhưng Quang Tự vẫn không có con.
Quang Tự kết hôn vào năm Quang Tự thứ 14, tức năm 1888, tới năm Quang Tự thứ 24 thì bị Từ Hy giam cầm ở Doanh Đài, tức là thời gian kết hôn kéo dài 10 năm.
Trong nhiều cuốn sử, cuộc sống hôn nhân giữa Quang Tự và Trân Phi rất hạnh phúc. Tuy nhiên, Trân phi cũng không giúp Quang Tự sinh được con nối dõi.
Năm 1898, sau chính biến Mậu Tuất, Quang Tự bị Từ Hy giam cầm ở Doanh Đài trong suốt 10 năm cho tới tận khi chết. Trong thời gian này hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị cũng bị bắt phải đi theo để hầu hạ Quang Tự. Song điều bất hạnh, sau 10 năm bị giam ở Doanh Đài với cuộc sống thiếu ăn, thiếu mặc, năm 38 tuổi Quang Tự chết mà không có con.
Hoàng đế Quang Tự dù có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc với Trân Phi vẫn không có con. (Ảnh: Sohu)
Hoàng đế Phổ Nghi, người kế thừa ngai vàng của Quang Tự cũng vậy. Ông lên ngôi từ khi hai tuổi và chết vào năm 61 tuổi. Ông kết hôn với tổng cộng 5 người vợ nhưng vị hoàng đế cuối cùng của triều Thanh cũng không hề có con nối dõi.
Vậy việc ba vị hoàng đế cuối cùng của vương triều nhà Thanh gặp cảnh tuyệt tự có căn nguyên từ đâu?
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân, là do việc hoàng tộc nhà Thanh có chế độ hôn nhân cận huyết. Bộ tộc Nữ chân thời kỳ đầu chỉ khoảng 30 ngàn người, trong khi đó, các tộc người Mông Cổ tới hơn 400 nghìn quân thiết kỵ.
Để mở rộng lãnh thổ, người Nữ Chân liên kết với các tộc Mông Cổ bằng cách lấy con gái bộ tộc Mông Cổ làm vợ. Ngược lại, họ đem những người con gái của mình gả cho những người quý tộc của các bộ lạc Mông Cổ. Tuy nhiên, việc tăng cường sự liên minh này thông qua hôn nhân khiến quan hệ hôn nhân giữa hai tộc người này ngày càng trở nên phức tạp và rơi vào tình trạng hôn nhân cận huyết.
Ngoài hôn nhân cận huyết, còn nhiều nguyên nhân khác nhau khiến 3 hoàng đế cuối cùng nhà Thanh tuyệt tự. (Ảnh: Sohu)
Ngoài ảnh hưởng từ tập tục hôn nhân, việc tuyệt tự của ba đời hoàng đế cuối cùng còn phụ thuộc vào chính lối sống của ba vị hoàng đế này.
Với vua Đồng Trị, ông là hoàng đế nổi tiếng ăn chơi trác táng và chết vì bệnh giang mai khi mới 21 tuổi.
Quang Tự lại mắc căn bệnh di tinh khá trầm trọng nên không có khả năng sinh con. Căn bệnh này được chính ông thừa nhận vào năm 33 tuổi, tức năm 1907, một năm trước khi chết.
Vua Phổ Nghi, trong cuốn hồi ký của mình, viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông. Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”. Cũng từ những dòng hồi ký này, mà các nhà sử học rằng nguyên nhân khiến Phổ Nghi không có con nối dõi là vì ông ta mắc chứng bất lực.