Mướp đắng (còn gọi là khổ qua) có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt phù hợp sử dụng trong mùa hè nóng bức. Việc ăn mướp đắng giúp cơ thể mát mẻ hơn, giảm nguy cơ bị nhiệt miệng, phát ban do nóng trong.
Bên cạnh đó, mướp đắng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch. Vitamin C trong mướp đắng cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.
Mặc dù mướp đắng là loại thực phẩm giàu dinh dường nhưng vị đắng đặc trưng của nó lại khiến nhiều người e ngại và bỏ qua các món ăn từ loại quả này. Nhiều người muốn biết vị đắng của mướp đắng nằm ở đâu để chủ động điều chỉnh độ đắng khi sử dụng nó.
Vị đắng của mướp đắng nằm ở một số bộ phận, cụ thể là:
Vị đắng của mướp đắng nằm ở đâu? (Ảnh: Freepik)
Thịt quả
Phần thịt quả của mướp đắng, đặc biệt là phần gần với hạt, chứa nhiều chất gây đắng cucurbitacin. Cucurbitacin là một hợp chất tự nhiên, không chỉ tạo nên vị đắng đặc trưng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Vỏ của mướp đắng cũng chứa một lượng nhỏ cucurbitacin. Khi nấu chín, vỏ vẫn giữ nguyên vị đắng nhưng độ đắng có thể giảm bớt khi chế biến cùng với các nguyên liệu khác. Vỏ quả không chỉ chứa chất gây đắng mà còn là nơi tập trung nhiều chất xơ và các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Hạt mướp đắng và phần nhớt bao quanh hạt cũng có vị đắng. Trong một số món, hạt thường được loại bỏ để giảm bớt vị đắng tổng thể của món ăn. Tuy nhiên, hạt và phần nhớt bao quanh hạt cũng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, nên khi bạn định loại bỏ, cần cân nhắc kỹ lưỡng để không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của quả.
Từ thực tế vị đắng của mướp đắng nằm chủ yếu ở phần cùi, hạt và màng trắng bên trong quả, bạn có thể giảm bớt vị đắng cho món ăn bằng các cách sau.
Để giảm thiểu độ đắng của mướp đắng có thể áp dụng một số mẹo như ướp muối, chần,... (Ảnh: Recipes)
Loại bỏ phần hạt và phần trắng bên trong: Lớp màng trắng bên trong thành quả chính là "nguồn gốc vị đắng". Dùng thìa inox cạo sạch lớp màng trắng này càng nhiều càng tốt nếu bạn không thích đắng.
Thái lát và ướp muối: Sau khi cạo sạch lớp màng trắng, bạn thái mướp đắng thành lát mỏng. Cho mướp đắng cắt miếng vào tô lớn, xóc đều với một thìa muối và ướp trong 8-10 phút, sau đó chắt nước và rửa lại dưới vòi nước chảy để loại bỏ vị đắng và mặn còn sót lại.
Chần qua nước sôi: Chần mướp đắng qua nước sôi khoảng 1-2 phút trước khi chế biến. Cách này giúp giảm bớt vị đắng mà không làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
Ngâm nước: Mướp đắng bổ làm đôi, bỏ hạt, cắt thành lát mỏng, rửa sạch với nước lạnh 3-4 lần, làm như vậy khổ qua sẽ bớt đắng và ngon ngọt hơn.
Ướp lạnh: Lấy mướp đắng ướp vào đá hoặc bọc thực phẩm cho vào tủ lạnh, ở nhiệt độ thấp sẽ giúp vị đắng giảm đáng kể, không những vậy sẽ giúp chúng giòn ngon hơn.
Kết hợp với các nguyên liệu khác: Chế biến mướp đắng cùng với các nguyên liệu như thịt, tôm, hoặc trứng có thể làm giảm cảm giác đắng.
Việc chọn mướp đắng tươi cũng ảnh hưởng đến mức độ đắng của quả. Dưới đây là một số mẹo để chọn mướp đắng tươi ngon:
Với những lợi ích sức khỏe mà mướp đắng mang lại, đừng để vị đắng ngăn cản bạn tận hưởng loại thực phẩm này.