
Để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, các gia đình tất bật dọn dẹp, sắm sửa để đón Tết chỉn chu, đầy đủ nhất có thể. Không gia thờ tự trong gia đình cũng cần được lau dọn kỹ lưỡng. Trước khi dọn bàn thờ cuối năm, gia chủ cần thắp hương khấn để xin phép thực hiện công việc này.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên Hậu thổ, Ngũ phương Ngũ thổ, Long mạch thổ, thần Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là... ngụ tại...
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ... tại… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày... tháng Chạp năm Giáp Thìn, ,con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ… chấp thuận.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Văn khấn dọn bàn thờ cuối năm (Ảnh minh họa: Pinterest)
Trước khi tiến hành bao sái bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để công việc diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn.
Chọn thời điểm thích hợp là bước rất quan trọng để việc bao sái mang lại may mắn cho gia đình. Thông thường, bao sái bàn thờ được thực hiện vào khoảng cuối năm, trước hoặc ngay sau lễ cúng ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp).
Gia chủ nên tránh bao sái vào buổi tối hoặc đêm khuya vì không phù hợp về mặt tâm linh và phong thủy. Nên thực hiện trước Giao thừa vài ngày để có đủ thời gian chuẩn bị trang trí bàn thờ Tết một cách chu đáo.
Trước khi dọn dẹp, gia chủ cần thắp hương để xin phép thần linh và tổ tiên. Khi hương cháy được 2/3, có thể bắt đầu công việc.
Lưu ý, khi thực hiện bao sái bàn thờ, gia chủ cần mặc trang phục nghiêm túc, lịch sự, không mặc váy ngắn hay áo trễ cổ. Nếu gia đình có bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên riêng thì thực hiện lau dọn bàn thờ Phật trước.