Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Uống nước lá bàng có tác dụng gì?

(VTC News) -

Có nhiều người thường lấy lá bàng non sắc nước uống, vậy uống nước lá bàng có tác dụng gì?

Bàng là loại cây phổ biến ở nước ta và được trồng nhiều ở vùng đồng bằng. Công dụng chính của cây bàng là che bóng mát. Tuy nhiên, ít ai ngờ nếu biết cách sử dụng đúng, lá bàng còn có khả năng chữa bệnh liên quan đến vết thương ngoài da như: viêm da, trị mụn, chàm… Vậy, uống nước lá bàng có tác dụng gì?

Tác dụng của lá bàng

Lá bàng là vị thuốc có rất nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh. Trong các nghiên cứu khoa học cũng cho thất lá bàng chứa nhiều tanin, flavonoid, phytosterol. Các chất này giúp giảm viêm nhiễm và giúp vết thương mau lành. Đặc biệt, hoạt chất Tanin của lá bàng được tận dụng như thuốc sát khuẩn và chống mưng mủ cho những vết thương ngoài da.

Chính vì những thành phần có lợi này mà cách chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng được áp dụng. Người bệnh có thể dùng lá bàng để đắp ngoài da, hoặc nấu nước tắm hàng ngày. Khi dùng lá bàng chữa bệnh cho người bị viêm da cơ địa sẽ giúp sát khuẩn vị trí da bị tổn thương, tăng cường tốc độ phục hồi của da, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, bệnh nổi mề đay, nổi mụn,... Đồng thời, các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da cũng giảm bớt sau một thời gian áp dụng.

Bài thuốc từ lá bàng cũng có ưu điểm là an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm được chi phí. Do đó, người bệnh nên thực hiện phương pháp này để giúp đẩy lui nhanh chóng các triệu chứng của viêm da.

Các bài thuốc từ lá bàng và cách dùng lá bàng

- Chữa sâu răng, viêm nướu: Vỏ cây bàng hoặc búp bàng non rửa sạch, cho vào nồi, sắc thật đặc cùng với nước. Dùng nước thuốc vừa sắc ngậm 2 lần mỗi ngày, tình trạng sâu răng, viêm nướu sẽ được cải thiện đáng kể.

- Chữa nhiệt miệng, loét miệng: Dùng lá bàng non nấu với nước cô đặc. Sau đó dùng nước này để ngậm, áp dụng thường xuyên thì tình trạng nhiệt miệng của bạn sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.

- Trị ghẻ và mụn nhọt: Hái búp và lá bàng non rửa sạch, cho vào nồi và đun sôi cùng với nước, để nguội rồi ngâm vết thương vào trong nước thuốc khoảng 20 phút.

Trường hợp vết thương nằm ở những vị trí không thể ngâm được thì dùng búp bàng non giã nát, đắp lên vết thương mỗi ngày.

- Chữa viêm loét dạ dày: Lá bàng non rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, chắt lấy nước thuốc vừa thu được để uống mỗi ngày.

- Chữa viêm họng: 7 – 10 lá bàng non hoặc búp bàng non rửa sạch, một ít muối hạt. Dùng khoảng 250ml nước, ít muối hạt và lá bàng cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn sau đó lọc nước để uống hàng ngày.

- Chữa bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến của phụ nữ: 10 búp bàng hoặc 10 lá bàng non rửa sạch, đun sôi cùng với 1 lít nước và 2 thìa muối hạt. Để nguội rồi dùng bơm tiêm, bơm thẳng vào trong âm đạo mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 3 – 4cc.

Uống nước lá bàng có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người

- Trị ngứa khi lên da non: Dùng lá bàng non để đun nước và rửa vết thương.

Uống nước lá bàng có tác dụng gì?

Phương pháp pha trà lá bàng chữa viêm họng cũng được nhiều người áp dụng, vì đây vừa đóng vai trò là bài thuốc dân gian khá hiệu nghiệm, vừa là thức uống giải khát lành mạnh. Việc uống nước lá bàng trị viêm họng vừa giúp điều trị bệnh, vừa có tác dụng tiêu đờm, thông cổ họng.

Cách làm nước lá bàng trị viêm họng cũng rất đơn giản:

Bước 1: Rửa sạch lá bàng rồi ngâm với nước muối, sau đó vớt ra để ráo

Bước 2: Đun sôi lá bàng với nước trong khoảng 15 phút thì tắt bếp

Bước 3: Đổ nước lá bàng ra chén rồi thêm một ít muối, khuấy đều là có thể uống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm lá bàng với nước sôi như khi hãm trà để làm trà lá bàng uống trị viêm họng.

Cách sử dụng:

Bạn có thể uống nước lá bàng thay nước lọc.

Nếu không quen uống thay nước, bạn có thể đun nước lá bàng sao cho vừa đủ 1-2 ly để uống trong ngày.

Bạn không nên để nước lá bàng qua đêm và dùng vào hôm sau.

Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi "Uống nước lá bàng có tác dụng gì?". Hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Tin mới