Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Quy định số 69 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.
Có thể miễn kỷ luật khi thực hiện đổi mới, sáng tạo
Quy định 69 thay thế Quy định 07-QD/TW của Bộ Chính trị khoá XII về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm và Quy định 102-QD/TW của Bộ Chính trị khoá XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
So với Quy định số 07 và 102, Quy định 69 đã bổ sung một số điểm mới cho phù hợp với các quy định của Đảng mới được ban hành trong thời gian qua.
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành Quy định số 69.
Cụ thể, trong nguyên tắc xử lý, kỷ luật, Quy định số 69 đã bổ sung trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật đối với những đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị.
Trường hợp thực hiện đổi mới được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
Đối với những trường hợp vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện thì miễn kỷ luật.
Bên cạnh đó, Quy định 69 cũng nêu rõ các tình tiết giảm nhẹ, trong đó điểm mới đáng chú ý là, đảng viên vi phạm nếu chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra; Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 14, Điều 2 Quy định này.
Khai trừ Đảng các trường hợp đưa, nhận “hoa hồng”
Về vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Quy định 69 nêu rõ các mức xử lý vi phạm.
Cụ thể, đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân do mình trực tiếp quản lý trái quy định; Tổ chức giao lưu, du lịch, tặng quà để lợi dụng, mua chuộc người có trách nhiệm ban hành quyết định không đúng quy định, nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp mà mình tham gia.
Quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, cho chuyển công tác đối với nhân sự là đối tượng đang trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, xem xét xử lý kỷ luật, bị kiến nghị xử lý vi phạm theo kết luận kiểm tra, thanh tra, đang điều tra hoặc giải quyết tố cáo…
Trường hợp vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), gồm:
Vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: