(VTC News) - Hàng loạt tờ báo ở Trung Quốc đang chạy đua thông tin về vụ việc chấn động khởi nguồn từ phóng sự của đài KBS, Hàn Quốc.
Người phát ngôn Bộ Y tế Trung Quốc, ông Đặng Hải Hoa cho biết: "Thanh tra Y tế và cảnh sát Trung Quốc đang điều tra vụ việc và sẽ sớm thông tin cho báo giới. Nhưng cho tới nay, chung tôi chưa phát hiện bất cứ nơi nào sản xuất loại thuốc làm từ xác trẻ sơ sinh như Hàn Quốc phản ánh".
Thuốc làm từ xác thai nhi? (Ảnh cắt từ video clip của đại KBS, Hàn Quốc) |
Ông Đặng cũng nói, hồi tháng 8 năm ngoái, truyền thông Hàn Quốc cũng tung tin tương tự, nhưng không cung cấp được địa chỉ cụ thể. "Tôi cho rằng loại thuốc rùng rợn đó không có ở đất nước chúng tôi. Trung Quốc hiện quy định rất chặt chẽ về quá trình xử lý xác thai nhi. Đó là loại rác thải y tế được xử lý đặc biệt và không có khả năng bị tuồn ra ngoài", website chính thức của Bộ Y tế Trung Quốc dẫn lời ông Đặng.
Trong khi đó, kênh truyền hình Phượng Hoàng của Trung Quốc cho hay, rất có thể đài KBS của Hàn Quốc bị nhầm lẫn giữa nhau thai và xác thai nhi. Theo kênh Phượng Hoàng, nhau thai hay còn gọi là "Tử hà xa" trong Đông y, có tác dụng bồi bổ cơ thể. Tây y cho rằng, nhau thai chứa nhiều chất đề kháng có lợi cho sức khỏe.
Trang mạng Sina.com.cn của Trung Quốc đưa tin, nhiều người Hàn Quốc tin rằng thuốc làm từ xác trẻ em có tác dụng... cường dương không kém thuốc Viagra nổi tiếng. Do đó, giá loại thuốc này ở Hàn Quốc rất đắt.
Một số nguồn tin chưa kiểm chứng cho hay, ở Trung Quốc có một nơi có thể cung cấp cho người có nhu cầu sau 2 ngày đặt hàng với giá khoảng 700 nghìn won (14 triệu VND) cho 100 viên thuốc. Nguồn tin cũng nói, một thi thể thai nhi có thể làm ra 500 đến 700 viên thuốc, tùy kích cỡ. Tuy nhiên, báo chí chính thống Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về thông tin nêu trên.
Báo mạng Phương Đông của Trung Quốc dẫn lời chuyên gia Đông y nước này cho hay, lịch sử y học chưa từng ghi nhận có loại thuốc làm từ xác trẻ em.
Chuyên gia Đông y Trung Quốc cũng phủ nhận khả năng "tăng lực" như Viagra của thuốc làm từ xác trẻ em vì "hoàn toàn không có cơ sở y học".
Video phóng sự điều tra của đài KBS, Hàn Quốc |
Video của kênh Phượng Hoàng, Trung Quốc |
Văn Việt