Đội quần chip lên đầu, bơm trán phồng, trồng răng 'ma cà rồng'... là những cách làm đẹp gây tranh cãi của nữ sinh xứ mặt trời mọc.
Bơm 'trán phồng'
Đầu tháng 9/2012, một trào lưu cải thiện nhan sắc mới bằng cách bơm cho trán phồng lên được giới trẻ Nhật, trong đó đa số là nữ sinh hưởng ứng rầm rộ.
Các nữ sinh cho biết, họ không cảm thấy mãn nguyện với chiếc trán phẳng lì một cách nhàm chán; thay vào đó, họ đã tìm đến sự can thiệp của bác sĩ để có những chiếc trán phồng đầy khác biệt và ấn tượng.
Trào lưu "trán phồng" gây tranh cãi của nữ sinh Nhật. Ảnh: Internet |
Cách “làm đẹp” này khá đơn giản, chỉ cần tiêm saline (dung dịch muối biến) vào trán trong vòng 2 tiếng, sau khi rút kim tiêm ra và ấn ngón tay giữa vào chỗ sưng phồng, một vùng lõm sâu kỳ quặc sẽ xuất hiện trên trán. Việc tiêm phồng trán được xem là ít gây nguy hiểm cho người tham gia, mặc dù vẫn có thể xuất hiện những rủi ro đáng tiếc như dị ứng, nhiễm trùng.
Mốt “làm đẹp” này được một nghệ nhân Nhật Bản khởi xướng vào năm 2007, và thu hút đông đảo nữ sinh Nhật Bản tham gia. Tuy nhiên, nhiều người trưởng thành vẫn cho rằng, trào lưu này chỉ khiến giới trẻ Nhật đang ngày càng trở nên kỳ quặc hơn trong mắt mọi người chung quanh.
Trồng răng 'ma cà rồng'
Đầu năm 2013, nhiều nữ sinh Nhật Bản rộ lên mốt răng nanh nhọn với tên gọi Yaeba. Trào lưu làm đẹp này buộc người tham gia phải “vót nhọn” hai chiếc răng nanh ở cửa trên nhằm đem lại một nụ cười duyên dáng, đáng yêu hơn.
Thậm chí, không ít nữ sinh Nhật Bản đã phải nhổ răng đi và trồng lại chiếc răng “ma cà rồng” khác để được xem là xinh đẹp, hấp dẫn người đối diện.
Mốt làm răng nanh "ma cà rồng" của nữ sinh Nhật. Ảnh: Internet |
Phương pháp làm đẹp này gây tốn kém cho các nữ sinh, không ít người đã phải bỏ ra hàng nghìn USD để có một cặp răng nanh trông giống như các nữ ma cà rồng trong truyền thuyết.
Tùy theo nhu cầu của người làm, mà mỗi chiếc răng được trồng có độ bền vĩnh viễn hay tạm thời. Mặc dù gây nên khá nhiều tranh cãi, song trào lưu này đang ngày càng thu hút nhiều nữ sinh Nhật Bản tích góp tiền bạc và cắn răng chịu đau để có được những chiếc răng nhọn như ý muốn.
'Đóng bỉm' như em bé
Cuối năm 2012, đông đảo nữ sinh cấp II, cấp III ở Nhật Bản rủ nhau… đóng bỉm như một cách làm đẹp đem lại nhiều tiện lợi, đặc biệt là trong mùa đông. Nhiều nữ sinh tiết lộ, việc đóng bỉm sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian khi vào toilet vào mỗi dịp “đèn đỏ”, đồng thời sẽ giúp cơ thể được giữ ấm trong thời tiết giá lạnh.
Ngoài ra, phương pháp này còn được ưa chuộng vì… sẽ giúp các nữ sinh dễ dàng diện váy đầm, với kích thước vòng 3 tăng lên đáng kể.
Trào lưu đóng bỉm nhận được sự hưởng ứng của không ít nữ sinh tuổi teen. Ảnh: Internet |
Nắm được xu hướng tâm lý của các nữ sinh tuổi teen, không ít cửa hàng Nhật Bản tung ra các loại bỉm dành cho tuổi mới lớn và được các nữ sinh săn lùng tích cực.
Trào lưu này không khiến những người trưởng thành phải phàn nàn, cho đến khi xuất hiện những tấm hình các nữ sinh khoe mình mặc bỉm được chính họ đăng tải lên trang cá nhân, như một cách thể hiện vẻ gợi cảm của mình.
Đeo mặt nạ quần chip
Gần đây nhất, mốt đeo mặt nạ quần chip có tên gọi Kaopan được đông đảo nữ sinh Nhật Bản hưởng ứng tích cực. Bắt đầu từ bộ truyện tranh nổi tiếng có tên Hentai Kamen, nhân vật chính trong truyện là một “siêu nhân biến thái”, mỗi khi mặc lên đầu quần chip con gái thì sẽ xuất hiện siêu năng lực.
Nhiều nữ sinh Nhật đã đón nhận trào lưu này như một cách tạo dáng đầy hài hước khi pose hình, với mục đích nhằm thư giãn, giải tỏa stress sau mỗi giờ học căng thẳng.
Nữ sinh Nhật gây sốc với mốt đeo mặt nạ quần chip. Ảnh: Internet |
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tranh cãi nổ ra khi style chụp hình này được các nữ sinh vận dụng ở mọi lúc mọi nơi, kể cả khi học hành, tập luyện thể thao hay hát karaoke... và lập tức nhận phải sự phản ứng kịch liệt từ những người lớn tuổi.
Một cuốn sách ảnh chụp lại khoảnh khắc những nữ sinh tạo dáng bằng quần nạ quần chip được xuất bản, và lập tức được săn lùng như một trong những tác phẩm truyền thông hiếm hoi ghi lại trào lưu làm đẹp kỳ quặc này của nữ sinh Nhật Bản.
Theo Mai Mai/Ione