Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng ép Duy Ngô Nhĩ là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm chống lại tình trạng mà Washington gọi là "sự lạm dụng của Bắc Kinh đối với cộng đồng Hồi giáo thiểu số". Đạo luật trước đó đã được các nghị sĩ của cả hai đảng thông qua.
Một nội dung quan trọng của luật mới là “giả định” rằng tất cả hàng hoá từ Tân Cương đều do các lao động cưỡng ép làm ra, vì thế sẽ cấm nhập khẩu vào Mỹ nếu không chứng minh được điều ngược lại.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)
Một số mặt hàng như bông, cà chua và chất polysilicon dùng để làm tấm pin năng lượng mặt trời bị coi là “ưu tiên cao” trong danh sách cấm.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc lạm dụng ở Tân Cương, một vùng trồng bông rất lớn và cũng cung cấp phần lớn vật liệu dùng để sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời của thế giới.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói rằng đạo luật mới của Mỹ “phớt lờ sự thật và vu cáo ác ý về tình hình nhân quyền ở Tân Cương”.
Ông Li nói rằng Trung Quốc “sẽ tiếp tục phản hồi tuỳ theo diễn biến của tình hình”, nhưng không nói cụ thể.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng việc ông Biden ký luật này nhấn mạnh “cam kết của Mỹ trong việc chống lại tình trạng cưỡng ép lao động, bao gồm cả tình trạng ở Tân Cương”.