Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tổng thống đắc cử Biden có dễ dàng 'khai tử' chính sách của ông Trump?

(VTC News) -

Tổng thống đắc cử Joe Biden đang có kế hoạch phác thảo một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm đảo ngược những chính sách gây tranh cãi của chính quyền Tổng thống Trump.

Điều này dự báo tình hình chính trị của nước Mỹ sẽ có nhiều thay đổi và nhiệm kỳ Tổng thống của ông Biden sẽ tập trung vào những ưu tiên hoàn toàn khác biệt so với thời ông Trump.

Đảo ngược các chính sách của ông Trump

Theo Washington Post, ông Biden có kế hoạch hành động ngay lập tức trong các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, nhập cư và y tế. Trong bối cảnh nước Mỹ đang phải gồng mình đối phó với số ca mắc COVID-19 theo ngày gia tăng mức độ kỷ lục, ông Biden dự kiến đảo ngược quyết định rút Mỹ ra khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của ông Trump. Sắc lệnh của chính quyền mới sẽ cho phép Mỹ tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong khi tăng cường kiểm tra, giám sát ảnh hưởng của Trung Quốc đối với WHO.

Ông Biden và bà Kamala Harris trên bục phát biểu tại Delaware ngày 7/11. (Ảnh: CNN)

Chiến đấu với dịch bệnh sẽ là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống đắc cử. Ông Biden đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm chống COVID-29, do cựu bác sỹ phẫu thuật Vivek Murthy, cựu ủy viên Cơ quan quản lý Thực pẩm và Dược phẩm Mỹ David Kessler và bác sỹ Marcella Nunez-Smith – giáo sư dịch tễ học và y học tại Đại học Yale, dẫn đầu. Nhóm này sẽ bắt đầu nhóm họp vào hôm nay (9/11).

Ông Biden có kế hoạch ngay lập tức tham gia lại Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, tìm cách thúc đẩy các quốc gia khác cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Đây cũng là điều ông từng cam kết trong chiến dịch tranh cử. Thị trưởng thành phố Paris, Pháp, ông Anne Hidalgo đã hoan nghênh cam kết này của ông Biden. Trong thống báo trên trang Twitter cá nhân, ông viết: “Hoan nghênh nước Mỹ đã quay trở lại!”.

Về vấn đề nhập cư, ông Biden sẽ thu hồi lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với người dân của nhiều quốc gia Hồi giáo, khôi phục chính sách nhập cư “Dreamer”, cho phép con cái của những gia đình nhập cư không có giấy tờ ở lại nước Mỹ.

Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng có kế hoạch khôi phục hàng chục quy định liên quan đến kinh doanh và môi trường mà chính quyền Tổng thống Trump xóa bỏ. Ông Biden sẽ điều hành nước Mỹ với phương châm “trở lại như bình thường”. “Bình thường” ở đây đồng nghĩa với việc xóa bỏ chương trình nghị sự của ông Trump, song song với xây dựng niềm tin vào các thể chế của Mỹ.

Nhiều sắc lệnh hành pháp sớm của ông Biden được cho là sẽ hiện thực hóa những cam kết ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Ông Biden từng cam kết bãi bỏ lệnh cấm quân nhân chuyển giới trong quân đội vào ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống. Các nhà hoạt động vì quyền LGBT hy vọng ông Biden sẽ thực hiện lời hứa hủy bỏ tất cả các chính sách chống chuyển giới mà chính quyền ông Trump đã đưa ra trong 4 năm qua.

Trong bài phát biểu của ông Joe Biden vào tối 8/11, nhiều nhà hoạt động lưu ý rằng ông Biden đã đề cập cụ thể những người chuyển giới. Đây là lần đầu tiên một tổng thống đắc cử nhắc đến vấn đề này trong bài phát biểu chiến thắng.

Các cố vấn hàng đầu của ông Joe Biden đã dành nhiều tháng âm thầm làm việc để tìm ra cách thức tốt nhất giúp ông thực hiện chương trình nghị sự đưa ra. Họ đã tập hợp thành một cuốn sách chứa đầy những cam kết tranh cử của ông để giúp định hướng những quyết sách ban đầu.

Thách thức lớn đối với Tổng thống đắc cử Joe Biden

Ông Joe Biden có thể định hướng lại hoạt động của các cơ quan liên bang và áp dụng chương trình nghị sự khác trên trường quốc tế. Tuy vậy, việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các sắc lệnh có thể sẽ là thách thức lớn.

Mặc dù đảng Dân chủ đang dẫn trước đảng Cộng hòa về số phiếu bầu tại Hạ viện với biên độ hẹp nhưng tại Thượng viện, kết quả vẫn chưa rõ ràng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Sắc lệnh hành pháp của ông Biden có thể trở thành trung tâm của sự chú ý nếu đảng Dân chủ không vượt qua được cuộc đua vào Thượng viện tại bang Georgia. Cuộc đua giành ghế vào Thượng viện ở Georgia đang hết sức căng thẳng, nhiều khả năng phải tiến tới bỏ phiếu vòng hai vào tháng 1/2021. Không chỉ là bang chiến địa đối với hai ứng viên tổng thống Mỹ, bang Georgia còn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định Đảng Dân chủ hay Cộng hòa sẽ kiểm soát Thượng viện. Với việc đảng Cộng hòa nhiều khả năng giành chiến thắng trong cuộc đua vào Thượng viện tại các Alaska và Bắc Carolina, chiến thắng của Đảng Dân chủ ở Georgia sẽ mang lại cho mỗi đảng 50 ghế, và khi đó Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ là người bỏ phiếu quyết định.

Tuy nhiên, ngay cả khi đảng Dân chủ chiếm đa số ghế trong Thượng viện, chương trình nghị sự của họ có thể bị lãnh đạo phe thiểu số lúc đó là Thượng nghị sỹ Mitch McConnell cản trở.

Ông Mitch McConnel từng ngăn cản nhiều sáng kiến của chính quyền Tổng thống Obama. Nếu nhân vật này thực hiện các động thái tương tự, Tổng thống đắc cử Joe Biden nhiều khả năng sẽ nhận thấy ít tiến triển trong bất cứ chương trình lập pháp nào. Điều này có thể khiến những cam kết mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử như bãi bỏ việc cắt giảm thuế của ông Trump năm 2017 hoặc bỏ phiếu thông qua cải cách Đạo luật Bình đẳng LGBT khó thực hiện. Khi còn làm Phó Tổng thống, ông Biden đã gặp nhiều khó khăn do sự bất hợp tác của đảng Cộng hòa, dù nỗ lực tìm kiếm những điểm chung với đảng này.

Trong trường hợp đảng Cộng hòa nắm giữ Thượng viện, thì kịch bản này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn các thành viên trong nội các của ông Biden do Thượng viện có quyền phê chuẩn hay bác bỏ đề cử các ứng viên của Tổng thống.

Một biện pháp khác mà các thành viên trong đội ngũ của ông Biden đang thảo luận để bổ nhiệm các vị trí trong nội các là áp dụng chiến thuật tương tự nhưng ông Trump. Tổng thống Trump đã bỏ qua quy trình xác nhận của Thượng viện đối với các quan chức chủ chốt trong chính quyền bằng cách chỉ định các nhân vật “tạm quyền” đứng đầu nhiều cơ quan. Những nhân vật này có thể nằm ngoài quy trình phê chuẩn của Thượng viện. Tuy nhiên, hành động của ông Trump đã vấp phải sự phản đối của nhiều thành viên trong đảng Cộng hòa.

Ông Biden có thể dùng đến cách tiếp cận cực điểm như ông Trump, chỉ định người “tạm quyền” đứng đầu các cơ quan, nếu các đề cử của ông bị Thượng viện bác bỏ. Dẫu vậy, một Quốc hội bị chia rẽ sâu sắc có thể cản trở các nỗ lực của Biden trong việc thực hiện nhiều thành động lập pháp.

Hồng Anh/VOV.VN

Tin mới