Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiếp tục thăm dò, khảo cổ bãi cọc Bạch Đằng gần nghìn năm tuổi ở Hải Phòng

(VTC News) -

Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định việc tiếp tục nghiên cứu, xác định các giải pháp thăm dò, khảo cổ bãi cọc Bạch Đằng là rất quan trọng và cần thiết.

Thường trực Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức cuộc làm việc với các chuyên gia, các nhà khoa học, các cấp, các ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, bàn các giải pháp thăm dò, thám sát, khảo cổ bãi cọc Bạch Đằng tại huyện Thủy Nguyên.

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, việc tìm ra bãi cọc tại khu vực cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) là phát hiện rất quan trọng của ngành khảo cổ học Việt Nam.

Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học quân sự và văn hóa lịch sử. Từ đây sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới về trận Bạch Đằng năm 1288 được Trần Hưng Đạo sử dụng để ngăn chặn quân Nguyên Mông.

Lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng, các sở, ban, ngành cùng các nhà sử học, chuyên gia tham gia thực nghiệm hiện trường tại bãi cọc ở xã Liên Khê.

Các chuyên gia cũng đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục nghiên cứu, xác định rõ quy mô, tìm thêm những chứng tích lịch sử. Cùng với đó xây dựng kế hoạch cụ thể, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để thực hiện.

Ông Lê Văn Thành - Bí thư Thành uỷ Hải Phòng khẳng định, việc tiếp tục nghiên cứu, xác định các giải pháp thăm dò, khảo cổ bãi cọc là rất quan trọng và cần thiết. Thành phố Hải Phòng giao các sở, ngành thực hiện quy hoạch bước đầu để giữ lại các khu vực lân cận; nhanh chóng triển khai các thủ tục để đề nghị công nhận di tích lịch sử cấp thành phố, tiến tới công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cho bãi cọc.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng cũng đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trước hết cần tổ chức thăm dò, khảo sát quy mô bãi cọc theo trọng tâm, trọng điểm. Trên cơ sở đó sẽ xác định những công việc cần thiết tiếp theo.

Bên cạnh đó, ông Thành cũng yêu cầu các ngành Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, huyện Thủy Nguyên và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch trong khu vực; có phương án bảo quản, phát huy giá trị lịch sử di tích; cùng với đó tạo điều kiện tối đa cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu khảo sát tại đây.

Những chiếc cọc gỗ có niên đại gần 1.000 năm vừa được phát lộ.

Ngày 2/10, UBND huyện Thủy Nguyên nhận được báo cáo của UBND xã Liên Khê về việc phát hiện 2 thân cây gỗ ở nghĩa trang làng văn hóa Mai Động, nằm trong đê bao sông Đá Bạc.

Ngày 27/11 Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Hải khai quật khảo cổ tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê) trên diện tích 950m2, phát hiện 27 cọc trong 3 hố khai quật. Trong đó, hố 1 có diện tích khai quật 280m2, phát hiện 17 cọc; hố 2 có diện tích khai quật 198m2, phát hiện 2 cọc; hố 3 có diện tích khai quật 472m2, phát hiện 8 cọc.

Theo nhận định của các nhà khoa học, niên đại và không gian của cọc gỗ được mang đi giám định nằm trong quần thể cọc gỗ ở đây khớp với trận thủy chiến Bạch Đằng thời Trần.

Minh Khang - Nguyễn Huệ

Tin mới