Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiêm collagen vào khớp thế nào để an toàn?

(VTC News) -

Nếu làm đúng chỉ định từ bác sỹ, collagen sẽ tăng độ nhờn của khớp và giúp phục hồi sụn khớp bị hư tổn

Hiện nay, các bệnh lý cơ xương khớp đang ngày càng phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể, chấn thương, lối sống không lành mạnh và biến chứng của các bệnh lý khác.

Tiêm collagen vào khớp đem đến lợi ích gì?

Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp nhất là thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp... Trong đó, thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến nhất, ảnh hưởng đến tất cả các khớp trong cơ thể, điển hình là khớp gối.

Theo BS.CKII Phan Hữu Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân dân Y miền Đông (TP.HCM), các vấn đề về cơ xương khớp có thể được điều trị nội khoa và ngoại khoa.

Việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) bằng đường tiêm và đường uống có nhiều nhược điểm như phải thực hiện nhiều lần, mang tính ngắn hạn và gây tác dụng phụ.

BS.CKII Phan Hữu Hùng thăm khám cho bệnh nhân.

"Chính vì vậy, các nhà khoa học đã tìm kiếm phương pháp điều trị các vấn đề về cơ xương khớp không cần dùng thuốc hoặc có thể kết hợp với các phương pháp điều trị bằng thuốc là tiêm collagen. Đây là phương pháp có hiệu quả trong kiểm soát quá trình sửa chữa cấu trúc hư hại và phục hồi chức năng các mô bị tổn thương'', BS Hùng nói.

Theo BS Hùng, collagen có trong rất nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể người. Trong khớp và dịch khớp, collagen là thành phần không thể thiếu để tăng độ dẻo dai, trơn mượt khi cử động.

Liệu pháp tiêm dịch khớp nhân tạo nói chung thường có chỉ định chủ yếu với các bệnh như thoái hóa khớp, thiếu hụt dịch khớp… Tuy nhiên, không phải ai có vấn đề về khớp cũng tiêm collagen hay các dịch khớp nhân tạo.

"Bệnh nhân sẽ được thăm khám cụ thể từng trường hợp để đưa ra chỉ định tiêm hay không tiêm collagen. Sau đó, người bệnh được tư vấn về loại thuốc, cách thức tiêm, hiệu quả.... Nếu đúng chỉ định, collagen sẽ tăng độ nhờn của khớp và giúp phục hồi sụn khớp bị hư tổn'', BS Hùng cho hay.

BS Hùng cho biết thêm, việc tiêm collagen khớp cũng có một số trường hợp chống chỉ định khi người bệnh bị viêm khớp nhiễm khuẩn, u xương lành tính hay ác tính, khớp bị tổn thương do bệnh lý thần kinh, vùng da quanh khớp định tiêm bị nhiễm khuẩn. Những người có bệnh về máu, đái tháo đường chưa được điều trị ổn định, người suy giảm miễn dịch, người phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch liều cao trong một thời gian dài.

Để đảm bảo cho việc tiêm collagen khớp an toàn, hiệu quả, tránh nguy cơ xốp xương, teo cơ, mất vận động khớp, áp xe tại chỗ, BS Hùng lưu ý: "Đây là chế phẩm đặc biệt, đòi hỏi quá trình thao tác vô trùng tuyệt đối, người tiêm collagen cho bệnh nhân phải đúng kỹ thuật, được đào tạo chuyên môn phù hợp.

Người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được các bác sỹ, kỹ thuật viên có kinh nghiệm thực hiện. Nếu người bệnh có vết thương tại khu vực cần tiêm hoặc viêm nhiễm tại vùng khớp, tuyệt đối không được tiêm collagen vì không đảm bảo vô trùng". 

Lâm Ngọc

Tin mới