Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Thủ tướng yêu cầu triển khai 8 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tập thể

(VTC News) -

Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, Thủ tướng yêu cầu triển khai 8 nhóm nhiệm vụ.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể (KTTT) và tổng kết 10 năm thi hành Luật hợp tác xã năm 2012 (HTX) tổ chức sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, KTTT, mà nòng cốt là HTX, là thành phần kinh tế quan trọng, luôn được Đảng, Nhà nước khuyến khích phát triển.

Hợp tác xã ở nước ta đã được hình thành và phát triển qua các thời kỳ với những bước thăng trầm của lịch sử, các hợp tác xã đã vượt qua khó khăn, thử thách, có những đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.  

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

Trong 20 năm qua, Nghị quyết số 13-NQ/TW đã được các cấp, các ngành triển khai nghiêm túc, từ việc học tập, quán triệt và thể chế hóa, đến việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Theo đó tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách phù hợp diễn biến mới và thực tiễn Việt Nam. Tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng kinh tế thị trường.

Vận dụng khoa học sáng tạo, nhất là công nhệ cao, công nghệ số, chuyển sang phát triển xanh, tuần hoàn, tri thức; Huy động mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là hợp tá công tư; Có mô hình quản trị kinh tế tập thể, HTX tiên tiến, kết hợp với mô hình truyền thống phù hợp với tình hình Việt Nam, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển.

Tạo cạnh tranh lành mạnh gắn với mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu, sản phẩm. Tăng cường liên doanh liên kết xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chuỗi và theo thế mạnh từng khu vực vùng miền, quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý với điều kiện, sản phẩm, quy mô, thị trường; Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ và người tham gia, các chủ thể.

Về định hướng sửa đổi Luật Hợp tác xã, Thủ tướng chỉ rõ, xóa bỏ các rào cản, điểm nghẽn; tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ để khu vực này tương xứng với vị trí, vai trò nền tảng trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Về quan điểm, Thủ tướng yêu cầu việc sửa đổi Luật Hợp tác xã cần thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ở nước ta trong thời gian tới; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã do Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) đưa ra trong thế kỷ 21.

Toàn cảnh hội nghị

Về định hướng chính sách cần sửa đổi Luật Hợp tác xã, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hoàn thiện các quy định xác định rõ về bản chất hợp tác xã; nghiên cứu hoàn thiện các quy định về loại hình tổ chức kinh tế hợp tác và tổ chức đại diện với nhiều hình thức hợp tác đa dạng như: tổ hợp tác, liên đoàn hợp tác xã; làm rõ vị trí, vai trò của các tổ chức kinh tế hợp tác, tổ chức đại diện cho khu vực kinh tế tập thể để các tổ chức này hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam và xu hướng phát triển chung trên thế giới; không can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng hợp tác xã trong việc quyết định phương án sản xuất kinh doanh, huy động vốn góp, tỷ lệ giao dịch, trích lập các quỹ... của hợp tác xã.

Thủ tướng yêu cầu nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý, điều hành hợp tác xã nhằm tạo động lực cho khu vực hợp tác xã phát triển, trong đó chú ý tới các vấn đề về kế toán, kiểm toán; chuyển đổi số thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0; Hoàn thiện các quy định về công tác quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể, HTX theo hướng tăng cường hậu kiểm, xây dựng tính tự giác, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương của chính các HTX; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số; Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo thống nhất, tập trung nguồn lực hỗ trợ của nhà nước cho khu vực kinh tế tập thể có hiệu quả, có vai trò dẫn dắt, tạo động lực.

Vũ Khuyên (VOV.vn)

Tin mới