Thương con gái Nguyễn Hà (19 tuổi, Hà Nội) mất mẹ khi còn rất nhỏ, ông Nguyễn Khoa chấp nhận ở vậy chăm sóc gia đình.
Lớn lên trong sự bao bọc của bố, Hà cũng trở nên ích kỷ hơn, muốn giữ riêng bố cho mình. Khi ông Khoa có tình cảm với bất cứ ai Hà đều ngăn cản. Thậm chí cô gái này từng đe dọa sẽ tìm đến cái chết nếu bố lấy cô Hoa - người phụ nữ mà bố yêu thương. Ông Khoa đành chiều theo ý con gái, nhưng cũng từ ngày đó, ông trở nên trầm ngâm, ít nói hơn và buồn nhiều hơn.
Trong lần tình cờ tới nhà bạn dự sinh nhật, Hà đọc được mẩu chuyện “Nỗi trăn trở của cha” viết về một cô gái ích kỷ chỉ giữ bố cho riêng mình, khi cô lớn đi lấy chồng bố phải sống trong nỗi cô độc của tuổi già.
Thấy câu chuyện giống với hoàn cảnh của mình, cô oà khóc gấp cuốn sách lại xin phép ra về sớm. Hà ôm lấy ông khóc nức nở, rồi hỏi bố về cô Hoa. Hà nói muốn bố và cô Hoa đến với nhau, không muốn sau này về già bố sẽ cô đơn khi ở tuổi xế chiều.
Thái độ thay đổi của con gái khiến ông Khoa xúc động không nói nên lời. Lúc này, ông cũng thú nhận vẫn còn liên lạc với cô Hoa và hai người đã có một đứa con chung.
Các kỹ thuật viên đưa mẫu vào máy giải trình tự gene. (Ảnh:CGAT)
Không lâu sau, một bữa tiệc nhỏ được tổ chức để đón người phụ nữ tên Hoa và đứa trẻ 6 tuổi về nhà. Ngày ấy, Hà và ông Khoa đều rất hạnh phúc bởi trong nhà có thêm thành viên. Về sống chung một thời gian, Hà đắn đo suy nghĩ rất nhiều vì thấy bé Hạ (em gái cùng bố khác mẹ) không có nét giống bố.
Không muốn bố chịu bất cứ sự lừa dối nào, Hà lên mạng tìm hiểu và biết đến xét nghiệm ADN có thể biết chính xác nhất quan hệ huyết thống. Cô gái trẻ âm thầm giấu gia đình mang mẫu tóc của bố và em đi xét nghiệm. Ngày đến nhận kết quả, Hà vui mừng khôn xiết khi biết bé Hạ có quan hệ huyết thống với mình.
Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền cho biết, ADN là thông tin di truyền được mã hóa trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta, do đó có rất nhiều loại mẫu có thể được sử dụng để xét nghiệm, như: máu, tóc, móng tay, răng, niêm mạc miệng và thậm chí là bàn chải đánh răng.
Xét nghiệm ADN huyết thống bằng tóc, móng tay có độ chính xác lên đến 99,99%, không kém gì so với các loại mẫu khác. Hơn nữa, việc lấy mẫu tóc hay móng tay bảo quản còn dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại mẫu khác.