Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tài sản của 7 tỷ phú Việt Nam giảm mạnh

Trong vòng hơn 2 tháng, số liệu của Forbes cho thấy tổng tài sản của 7 tỷ phú Việt Nam đã giảm gần 2 tỷ USD.

Đầu tháng 4, tạp chí Forbes (Mỹ) công bố danh sách tỷ phú thế giới trong năm 2022. Trong số 2.668 cái tên, Việt Nam lần đầu tiên góp mặt 7 đại diện, bao gồm: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.

Ông Bùi Thành Nhơn là nhân vật mới nhất đại diện lớp doanh nhân Việt Nam xuất hiện trong danh sách này. Vị lãnh đạo Nova Group sở hữu 2,9 tỷ USD, xếp thứ 1.053 trong danh sách.

Ngày 11/3, thời điểm Forbes chốt số liệu tài sản dựa trên giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái, tổng tài sản của nhóm này đạt 21,2 tỷ USD. Tuy nhiên, tính đến phiên giao dịch cuối cùng trên thị trường chứng khoán, tức ngày 19/5, quy mô tài sản của 7 tỷ phú thu hẹp còn 19,3 tỷ USD, giảm gần 9%.

Ông chủ Hòa Phát Trần Đình Long là tỷ phú có mức sụt giảm nặng nề nhất. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, tài sản của vị doanh nhân giảm 0,7 tỷ USD, từ 3,2 tỷ USD xuống 2,5 tỷ USD, tương đương 22%.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của Hòa Phát (mã: HPG) là một trong những bluechip sụt giảm mạnh nhất. Ngày 11/3, HPG đóng lệnh của mức 45.800 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên, HPG chỉ được giao dịch ở mức 37.900 đồng/cổ phiếu trong phiên gần đây nhất.Ông chủ Hòa Phát Trần Đình Long là tỷ phú có mức sụt giảm nặng nề nhất. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, tài sản của vị doanh nhân giảm 0,7 tỷ USD, từ 3,2 tỷ USD xuống 2,5 tỷ USD, tương đương 22%.

Như vậy, giá cổ phiếu HPG giảm tổng cộng 7.900 đồng/đơn vị, tương đương 17,4%. So với mức đỉnh 51.000 đồng/cổ phiếu thiết lập hồi đầu tháng 3, HPG đã giảm khoảng 26%. Vốn hóa thị trường nay đạt 169.524 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính, doanh thu thuần quý I/2022 của Hòa Phát đạt 44.058 tỷ đồng, giảm nhẹ so với quý liền trước và kéo tăng trưởng doanh thu thuần xuống 41%. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 8.217 tỷ đồng, cao hơn 790 tỷ đồng so với quý trước đó nhưng tăng trưởng giảm còn 18%.

Ngoài ra, nhóm quy mô tài sản giảm trên 10% có bà Nguyễn Thị Phương Thảo ( giảm 0,4 tỷ USD - 12,9%), ông Hồ Hùng Anh ( giảm 0,3 tỷ USD - 13%), ông Nguyễn Đăng Quang (giảm 0,2 tỷ USD - 10,5%).

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu doanh nghiệp đại diện của 3 tỷ phú có diễn biến lần lượt là: VietJet Air (mã: VJC) giảm 138.500 đồng/cổ phiếu xuống 125.500 đồng/cổ phiếu (-9,3%); Techcombank (mã: TCB) giảm 48.900 đồng/cổ phiếu xuống 35.800 đồng/cổ phiếu (-26,7%); Masan (mã: MSN) giảm 142.500 đồng/cổ phiếu xuống 110.400 đồng/cổ phiếu (-22,5%).

Quy mô tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Bá Dương có mức giảm nhẹ nhất, lần lượt là 0,3% và 0,6%. Trong khi đó tài sản của ông Bùi Thành Nhơn vẫn giữ nguyên 2,9 tỷ USD.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là doanh nhân Việt Nam duy nhất thuộc top 500 của Forbes. Trên chỉ số tỷ phú của Bloomberg, vị này đang xếp thứ 346 trên thế giới với giá trị tài sản khoảng 6,65 tỷ USD.

Tuy chỉ giảm 0,3% trong giai đoạn nêu trên, tính từ đầu năm, quy mô tài sản của ông chủ Vingroup đã giảm 1,86 tỷ USD, tương đương 21,9%. Tháng 4 năm ngoái, tài sản của ông Vượng từng vượt 11,6 tỷ USD, mức cao kỷ lục.

Nguồn: Zing News

Tin mới