1. Không ngừng học hỏi để cải thiện
Trong cả khía cạnh sự nghiệp hay cuộc sống thường nhật thì thương vụ đầu tư tốt nhất cho một người chính là thời gian để không ngừng học tập. Không có tiền bạc trong tay, bạn vẫn còn có thời gian và công sức để nâng cao giá trị của bản thân thông qua việc tích lũy tri thức, rèn luyện trí tuệ.
Con người không phải ai sinh ra cũng đều thông minh, có ai bẩm sinh đã biết kiếm tiền đâu. Tài chính và IQ không giống nhau, IQ vốn có cả thành phần thiên bẩm còn kiếm tiền thì 100% đều do sau này học hỏi mà có.
(Ảnh: Illustrated Ladies)
Những người giàu có thông qua việc học để bước vào quy luật kiếm tiền. Khi bạn đã lĩnh hội được cách để kiếm tiền thì khi đó căn bản bạn đã hình thành nên cách để đi đến cánh cửa tạo ra đồng tiền.
2. Xác lập rõ quan niệm: "Đâu đâu cũng có tiền, kiếm tiền thật dễ dàng"
Nếu bạn cảm thấy kiếm tiền thật khó thì kiếm tiền sẽ trở nên vô cùng khó khăn với bạn. Những người giàu không bao giờ có khái niệm rằng kiếm tiền quá khó khăn mà họ chỉ cảm thấy tiêu tiền mới là khó.
Bạn phải ghi nhớ rằng, kiếm tiền thực chất rất dễ dàng, động não một tí thì tiền sẽ đến với bạn. Đây không phải là dạy bạn khoe khoang mà đây chính là nền tảng tư tưởng của những người kiếm nhiều tiền và những nhà triệu phú.
(Ảnh: Saara Katariina)
3. Làm việc trong khả năng của mình, dù nhỏ đến mấy
Khi không có tiền tài trong tay là lúc tâm trạng thấp thỏm, bất an nhất. Lúc này người ta có xu hướng nghi ngờ bản thân, thậm chí trở nên sa đọa, đánh mất động lực phấn đấu, đồng thời lãng phí giá trị bản thân.
Cho dù ở vào thời điểm sa cơ thất thế nhất thì chúng ta vẫn phải tin rằng “trời sinh ra ta, ắt có chỗ dùng”. Có thời gian rảnh rỗi, hãy cứ tranh thủ làm việc trong khả năng của mình, bắt đầu từ những việc đơn giản trong tầm tay rồi dần dần tiến bước.
Trong quá trình làm việc, dù nhỏ đến mấy, thì chúng ta cũng đang tự xây dựng thái độ nghiêm túc, tinh thần chịu trách nhiệm, tâm trí bình tĩnh, giữ được sự kiên nhẫn và một tâm thái hoàn toàn bình thường.
4. Lên kế hoạch quản lý tài sản
(Ảnh: thebitterlemon)
Làm ra tiền đã khó, nhưng chi tiêu tiền càng khó hơn. Khi không có tiền, chúng ta rất nhạy cảm với tài lộc cá nhân của mình. Lúc này, bạn cần phân loại các khoản chi tiêu và thu nhập một cách rõ ràng để thiết lập lại khái niệm quản lý tài chính. Biết cách lên kế hoạch chi phối tài sản hợp lý sẽ giúp bạn trở nên tự chủ hơn, mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn.
Bước đầu có thể là sẽ khá khó khăn với người đã quen với lối sinh sống và tiêu pha tự do, không phải suy nghĩ nhiều. Bạn nên sử dụng một cuốn sổ nhỏ hoặc lưu lại trên điện thoại tất cả chi phí phát sinh mỗi ngày. Mục tiêu của việc này là để sau một thời gian, bạn sẽ tổng kết lại, phân chia những khoản tiêu dùng cần thiết và không cần thiết, từ đó phân bổ tiền tài khôn ngoan hơn.