Cấu tạo của cỏ nhân tạo thông thường và cỏ nhân tạo không cát, không hạt
Bề mặt cỏ nhân tạo thông thường bao gồm lớp cỏ nhân tạo, lớp cát (3.5cm) và lớp cao su (5kg/m2). Đối với loại cỏ nhân tạo thông thường thì cát và hạt cao su là 2 lớp cấu tạo rất quan trọng góp phần giữ ổn định lớp đế cỏ và giảm các tác động vật lý cho người chơi. Tuy nhiên, mặt sân cỏ nhân tạo thông thường vẫn cứng hơn rất nhiều so với sân cỏ tự nhiên.
Cỏ nhân tạo thông thường (bên trái) và cỏ nhân tạo không cát, không hạt (bên phải)
Cỏ nhân tạo không cát, không hạt gồm sợi cỏ phủ DTEX rất cao và lớp cỏ đệm nhằm mô phỏng cỏ tự nhiên. Cấu tạo đặc biệt này giúp hấp thụ lực và tăng độ đàn hồi tốt hơn nên không cần bổ sung lớp cát và hạt cao su. Phản lực từ mặt cỏ nhân tạo không cát, không hạt lên chân cầu thủ sẽ gần giống với cỏ tự nhiên nên giúp giảm nguy cơ chấn thương cho cầu thủ.
Hiệu quả kinh tế và chi phí vận hành sân bóng của 2 loại cỏ nhân tạo
Cỏ nhân tạo thông thường có chi phí đầu tư ban đầu thấp. Tuy nhiên, hàng năm cần phải bảo dưỡng mặt sân, bổ sung thêm cát và hạt cao su. Thời gian khai thác trung bình của sân bóng cỏ nhân tạo thông thường từ 5-7 năm.
Cỏ nhân tạo không cát, không hạt có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn 20% so với cỏ nhân tạo thông thường. Nhưng với sân bóng sử dụng cỏ nhân tạo không cát, không hạt sẽ không cần bảo dưỡng mặt sân, không cần bổ sung cát và hạt cao su.
Vì có độ bền cao hơn nên thời gian khai thác sân bóng sẽ trên 10 năm, cao hơn rất nhiều so với sân bóng sử dụng cỏ nhân tạo thông thường. Ngoài ra cỏ nhân tạo không cát, không hạt còn giúp nâng cao chất lượng mặt sân, tăng tính cạnh tranh và thu hút người chơi đá bóng.
Cỏ nhân tạo Đại Hưng Gia
Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Đầu Tư Xây Dựng DGGRASS.
Hotline : 0939 44 88 22
Website: daihunggia.com