Đây là số tiền thực tế mà người sử dụng dịch vụ có trong tài khoản, chưa trừ đi các khoản phong tỏa hoặc số dư tối thiểu cần duy trì.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán của mình để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các giao dịch thanh toán hợp lệ.
Chủ tài khoản có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về giao dịch và số dư tài khoản thanh toán.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có nghĩa vụ cung cấp thông tin về giao dịch và số dư tài khoản thanh toán cho chủ tài khoản theo thỏa thuận.
Việc cung cấp số dư tài khoản của khách hàng được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 101/2012/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin về chủ tài khoản, giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của chủ tài khoản.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến chủ tài khoản, giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán của người sử dụng dịch vụ của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định thì các ngân hàng có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về số dư trên tài khoản thanh toán của người sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, ngân hàng có thể cung cấp số dư tài khoản của khách hàng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự chấp thuận của chủ tài khoản.
Đóng tài khoản thanh toán thì số dư tài khoản được xử lý thế nào?
Việc xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 101/2012/NĐ-CP như sau:
Đóng tài khoản thanh toán khi:
- Chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;
- Chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
- Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm Điều 6 Nghị định này và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Số dư tài khoản là số tiền có trong tài khoản mà người dùng đã đăng ký tại ngân hàng, có thể là tài khoản tiết kiệm, tài khoản trong thẻ ATM. (Ảnh minh hoạ).
Xử lý số dư khi đóng tài khoản:
- Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân chết, mất tích hoặc theo yêu cầu của người giám hộ hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự;
- Chi trả theo quyết định của tòa án;
- Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận.
Quy định về việc rút tiền ở số dư tài khoản
- Số dư tối thiểu: Một số ngân hàng yêu cầu bạn giữ lại một mức số dư tối thiểu để duy trì tài khoản (có thể từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng). Số tiền này không thể rút.
- Phí dịch vụ hoặc nợ ngân hàng: Nếu tài khoản có các khoản phí chưa trừ hoặc đang nợ ngân hàng, số tiền này sẽ bị khấu trừ từ số dư, làm giảm số tiền bạn có thể rút.
- Nếu bạn không có khoản nợ nào tại ngân hàng và muốn đóng tài khoản cùng thẻ, bạn có thể rút hết số tiền còn lại trong tài khoản. Tuy nhiên, sau khi đóng tài khoản, bạn sẽ không thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền hay thanh toán hóa đơn qua ngân hàng đó nữa.