Hiện nay, nhiều bạn sinh viên muốn độc lập hơn về tài chính và kiếm thêm thu nhập để phụ giúp bố mẹ đóng học phí cũng như trang trải khoản sinh hoạt phí đắt đỏ khi sống ở thành phố lớn. Tuy nhiên, đa số sinh viên vẫn băn khoăn có nên đi làm thêm không?
Để biết được, trong thời gian học đại học có nên đi làm thêm không, chúng ta hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Thời gian học đại học, có rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn đi làm thêm. (Ảnh minh họa)
Sinh viên có nên đi làm thêm không?
Không ít bạn sinh viên buộc phải lấy việc làm thêm để nuôi giấc mơ học hành nhưng cũng nhiều bạn chọn đi làm thêm như cách tự tích lũy trải nghiệm thực tế, chuẩn bị cho ngày gia nhập thị trường lao động. Bên cạnh đó, có không ít ý kiến cho rằng, sinh viên chỉ nên tập trung vào việc học và nên giảm thiếu đi làm thêm.
Theo TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Tài chính, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM: “Không thể phủ nhận lợi ích của việc đi làm thêm với sinh viên, nhưng làm thêm như thế nào và làm thêm những gì, để nhận biết được điều đó thì sinh viên phải biết đi làm thêm được và mất những gì?”.
Sinh viên khi đi làm thêm sẽ có thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Môi trường làm việc giúp bạn gặp gỡ nhiều người, điều đó sẽ giúp bạn khôn khéo hơn trong việc giao tiếp. Quan trọng hơn, làm thêm giúp bạn rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết, va đập nhiều hơn với cuộc sống giúp bản thân trưởng thành hơn.
Tuy nhiên, có nhiều bạn sinh viên lại không thể cân đối được giữa việc học và việc làm thêm khiến kết quả học tập giảm sút, dẫn đến tính trạng nợ môn, ra trường muộn. Sinh viên chỉ nên đi làm thêm những công việc liên quan đến ngành mình đang học để bổ trợ thêm kiến thức.
Làm thêm không xấu, nếu sinh viên biết cách cân đối thời gian hiệu quả và tìm việc làm phù hợp với bản thân. Hiện nay, có rất nhiều công việc làm thêm liên quan đến chuyên môn nhưng không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm, sinh viên có sự lựa chọn dễ dàng hơn.
Một số công việc làm thêm dành cho sinh viên
Cộng tác viên viết bài cho trang tin điện tử, web, trang thông tin facebook đang được nhiều bên tuyển dụng. Bạn sẽ trực tiếp phụ trách sản xuất bài viết cho một đơn vị, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo hình thức cộng tác viên và không phải là nhân viên chính thức.
Để làm được cộng tác viên viết bài làm việc tại nhà bạn phải yêu thích viết lách, có khả năng sáng tạo, nhìn nhận vấn đề sâu rộng để viết được nội dung phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Gia sư là một trong những công việc làm thêm được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Ưu điểm của công việc này là thời gian làm việc linh động, có cơ hội giảng dạy, thuyết trình những kiến thức mình có được cho người khác.
Hiện nay, mức lương của một gia sư Ngoại ngữ giao động từ 100 - 300 nghìn đồng/tiếng.
Nhập liệu là công việc cần sự tỉ mỉ và chính xác cao, thường có nhiều khâu liên quan đến nhau. Người tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên cần phải biết sử dụng máy tính, nhìn nhận nội dung cần nhập nhanh chóng. Bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như chuyển đổi nội dung hình ảnh thành văn bản, xử lý dữ liệu, chỉnh sửa dữ liệu.
Dịch thuật và biên dịch là một trong những việc làm tại nhà vô cùng hợp lý đối với bạn trẻ giỏi ngoại ngữ. Nếu muốn theo đuổi công việc này bạn cần khả năng nắm bắt và biểu đạt tốt ngôn ngữ khác nhau. Thu nhập của ngành nghề có thể làm tại nhà này dao động tùy theo độ dài và tính chuyên môn của văn bản.
Trợ giảng tại các trung tâm là công việc làm thêm mang lại thu nhập ổn định cũng như giúp cho các bạn sinh viên tích lũy được nhiều kiến thức chuyên môn.
Một số trung tâm cho phép nhân viên tham gia vào dự án truyền thông, phát triển sản phẩm hay tổ chức sự kiện. Công việc này sẽ giúp bạn nâng cao được kỹ năng giao tiếp và biết cách khích lệ động viên người khác.