Rau muống là một trong những loại rau quen thuộc của người Việt. Rau muống tốt cho sức khoẻ lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên rất được các bà nội trợ ưa chuộng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được rau muống.
Có thể nói rau muống là loại rau được ưa chuộng ở Việt Nam. Rau muống có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Rau muống cũng có mặt ở các bữa ăn ngoài hàng. Đây là loại rau dân dã rất tốt cho sức khoẻ.
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam do GS. Đỗ Tất Lợi biên soạn cho biết, rau muống chứa nhiều khoáng chất canxi, phospho, sắt, vitamin C, B1, B2, PP...
Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, rau muống ngoài nguồn chất xơ còn chứa sắt, protein, canxi, kẽm và nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe.
Trong một đĩa rau muống luộc khoảng hơn 3 lạng chứa:
Không chỉ là món ăn quen thuộc hàng ngày với người Việt Nam, rau muống còn là thực phẩm yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như trên đảo Bali (Indonesia), Trung Quốc, Ấn Độ,...
Ngày nay, món rau muống xào hay nộm rau muống trứ danh của người Việt Nam hiện diện ở nhiều nhà hàng trên thế giới từ Anh quốc, Mỹ đến Australia.
Rau muống tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được.
Rau muống tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Vậy những trường hợp nào phải kiêng rau muống?
Người uống thuốc Đông y
Báo Thanh Niên dẫn lời Bác sĩ chuyên khoa 2, Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị khám Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 cho biết, có một số khuyến cáo về uống thuốc đông y nên kiêng rau muống.
Tuy nhiên điều này còn tùy hướng dẫn của thầy thuốc, không phải dùng thuốc đông y nào cũng phải kiêng rau muống. Kiêng là do e ngại sự tương ố (ác chế lẫn nhau, khi phối hợp hai loại thuốc với nhau làm giảm hoặc mất đi tác dụng của vị thuốc này bởi vị thuốc còn lại), tương phản giữa các vị thuốc hay với thực phẩm mà có tác dụng không tốt.
Như vị thuốc thục địa, sinh địa thì cần phải kiêng rau muống, vì trong rau muống có sắt phản ứng với thục địa và sinh địa làm chất độc có thể gây suy thận, độc hại với thận. Phần lớn các bài thuốc bắc đều có thục địa hoặc sinh địa.
Người bị viêm khớp
Báo VnExpress dẫn lời dược sĩ dinh dưỡng Trần Thị Hải, Phòng khám Đông y Sài Gòn cho biết, một số chất trong rau có thể khiến đau nhức khớp hơn. Tuy nhiên người bị loãng xương, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi cao.
Người bị gout
Rau muống giàu đạm, không tốt cho người bệnh gout.
Người bị sỏi thận
Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể dễ kết tủa ở thận tạo sỏi. Những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận, không nên ăn bởi thành phần trong rau muống có nhiều muối khoáng, canxi, kali.
Ngoài ra người dễ dị ứng, tiêu chảy cũng được khuyến cáo không nên ăn rau muống. Theo chuyên gia, ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín, gây khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Trên đây là những người được khuyến cáo không ăn hoặc hạn chế ăn rau muống. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa rau muống nhé.