"Biến thể Omicron gây ra các triệu chứng nhẹ như đau cơ và mệt mỏi trong một hoặc hai ngày và người bệnh sẽ cảm thấy không được khỏe. Cho đến nay chúng tôi phát hiện thấy những người bị nhiễm không bị mất vị giác hoặc khứu giác. Họ có thể bị ho nhẹ và không triệu chứng nổi bật. Nhiều người bị nhiễm có thể điều trị tại nhà”, bà Coetzee cho biết.
Vị quan chức y tế của Nam Phi lưu ý các bệnh viện không bị quá tải do bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron và biến chủng mới cũng không được phát hiện ở những người đã tiêm phòng. Tuy vậy, tình hình có thể khác những người chưa chích ngừa.
Các quan chức Nam Phi liên tục lên tiếng trấn an về siêu biến chủng mới. (Ảnh: Getty Images)
"Chúng tôi mới chỉ biết tới virus này 2 tuần. Đúng là nó có thể lây lan, nhưng với tư cách là người hành nghề y, chúng tôi không hiểu tại sao mọi chuyện bị cường điệu quá mức", bà này cho biết.
Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi cũng chỉ trích lệnh cấm đi lại của một số quốc gia, cho rằng đó là quyết định vội vàng là thái quá. "Còn quá sớm để nói về tác động của biến chủng mới", bà này cho hay.
Trước bà Coetzee, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla cũng lên tiếng trấn an khi khẳng định biến chủng Omicron mới phát hiện tại nước này không gây ra tình trạng bệnh COVID-19 nặng.
Hàng chục các quốc gia trên thế giới đã áp lệnh cấm đi lại tạm thời đối với các khu vực miền Nam châu Phi để ngăn Omicron xâm nhập.
Omicron khiến nhiều giới khoa học lo ngại khi có tới 32 đột biến ở protein gai. Nó được mô tả là “biến chủng tồi tệ nhất của virus SARS-CoV-2 từng được biết cho đến nay”, có nguy cơ né vaccine và dễ lây lan.
Biến chủng này được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm "đáng lo ngại". Các biến chủng đáng lo ngại có thể lây lan nhanh chóng, gây bệnh nặng, làm giảm hiệu quả vaccine hoặc các phương pháp điều trị.