Loài bò sát dài 6 m được phát hiện vào năm 1852. Kể từ đó, các nhà khoa học cố gắng tìm hiểu xem sinh vật này sống trên cạn hay dưới nước.
Một nghiên cứu được công bố mới đây cho thấy sinh vật này thực tế sống dưới nước. Nó được mô tả như một con cá sấu mập mạp với chiếc cổ rất dài.
Hình ảnh phục dựng về Tanystropheus. (Ảnh: Tanystropheus)
Theo các nhà cổ sinh vật học, từng có thời điểm, hóa thạch của loài bò sát thời tiền sử có tên là Tanystropheus này được cho là một loài khủng long bay bởi các nhà khoa học cho rằng những mảnh xương dài, rỗng được tìm thấy cùng với hóa thạch là những đốt ngón tay ở ngón tay nâng đỡ phần cánh.
Tuy nhiên, sau đó họ phát hiện ra rằng những mảnh này là phần xương cổ thon dài và sinh vật này là một loài bò sát dài hơn 6 m với phần cổ dài khoảng 3 m, gấp 3 lần phần thân của nó.
Vào thời điểm đó, các nhà khoa học vẫn chưa biết nó sống dưới nước hay trên cạn.
Nhưng nhờ công nghệ chụp cắt lớp vi tính phần họp sọ bị nghiền nát của hóa thạch để phục dựng bằng kỹ thuật số, các nhà khoa học nhận ra rằng nó là sinh vật sống dưới nước.
“Tôi đã nghiên cứu về Tanystropheus trong hơn 30 năm, nên thật sự rất hài lòng khi thấy bí ẩn về sinh vật này được làm sáng tỏ", ông Rieppel cho hay.
Tanystropheus sống cách đây 242 triệu năm, trong khoảng giữa của Kỷ Tam Điệp khi khủng long trên cạn mới bắt đầu xuất hiện và những loài bò sát khổng lồ thống trị biển.