Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

'Quái nhân' trồng cả vườn cỏ trên đầu gây sốt mạng xã hội

(VTC News) -

Hình ảnh người đàn ông kỳ quặc với vườn cỏ trên đầu đang được lan truyền mạnh trên mạng, anh thừa nhận nhiều lần bị thương khi nhổ những cây mọc xuyên da đầu.

Người đàn ông giấu tên giải thích cách gieo hạt giống của loài thực vật mà anh muốn trồng lên tóc thay vì gắn những mầm cây đã mọc sẵn. Anh còn khoe đám cỏ 4 năm tuổi mọc nhô cao trên đầu, trông rất giống kiểu tóc mohawk màu xanh lá cây.

Người đàn ông trồng cây trên đầu.

Theo "dị nhân" này, anh tưới cho đám cây trên đầu mỗi ngày như cách mọi người tưới cây bình thường. Và mặc dù không có đất nhưng cây vẫn phát triển tốt, bởi tóc của anh giống như một mảnh đất giàu dưỡng chất.

Da đầu người đàn ông này đóng vai trò giữ ẩm cho rễ cây suốt cả ngày. Đôi khi da đầu bị rách khi rễ cây cố gắng xâm chiếm không gian. Khi nhổ những chiếc rễ này ra khỏi da đầu, anh thừa nhận rằng chúng làm mình chảy máu và bị thương.

Nhưng đó không phải là tất cả những đau đớn mà người đàn ông này phải chịu đựng để giữ cho vườn cỏ luôn tươi tốt trên đầu mình. Cái giá phải trả cho sở thích kỳ quặc là anh không bao giờ được ngủ nằm vì sợ cây bị chết. Anh luôn phải ngủ ngồi và chỉ chợp mắt được những giấc ngắn.

Hình ảnh người đàn ông trồng cây trên đầu được lan truyền mạnh trên mạng xã hội.

Tóc người tạo ra phân bón tuyệt vời

Nghiên cứu chứng minh, tóc là một loại phân bón tuyệt vời đối với sự phát triển của thực vật. Ngoài nước và ánh sáng mặt trời, cây trồng cần lấy chất dinh dưỡng như nitơ từ đất. Trong khi các cây họ đậu có thể chiết xuất nitơ có trong đất thì hầu hết các loài thực vật không làm được như vậy. Đó là lý do các loài thực vật cần phân bón hữu cơ hay vô cơ.

Để kiểm tra xem tóc có thể đóng vai trò phân bón cho cây trồng hay không, nhà khoa học Vlatcho Zheljazkov và các đồng nghiệp của ông tại Đại học bang Mississippi, Mỹ đã thử nghiệm và phát hiện ra rằng, mặc dù tóc không nên được sử dụng như một loại phân bón duy nhất, nó vẫn có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng phát triển.

Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí HortTechnology.

Gia An (Nguồn: Indiatimes)

Tin mới