Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Phụ nữ mặc thế nào trước khi có Ngày không áo ngực 13/10?

(VTC News) -

Khi áo ngực chưa được phát minh và chưa có No Bra Day (Ngày không áo ngực 13/10), phụ nữ thời xưa vốn không cần sử dụng loại phụ kiện này.

Ngày 13/10 được chọn là No Bra Day (tạm dịch: Ngày không áo ngực). Đây là dịp phụ nữ trên toàn thế giới có thể cởi bỏ chiếc áo ngực gò bó để vòng 1 được thoải mái suốt cả ngày. Đây cũng là ngày lễ ủng hộ chiến dịch "Nâng cao hiểu biết về ung thư vú" của Mỹ.

Thực tế, trước khi áo ngực được phát minh, phụ nữ thời xưa vốn không cần sử dụng loại phụ kiện này.

Trong cuộc sống hàng ngày, áo ngực là vật dụng không thể thiếu của phụ nữ. Loại áo này có nguồn gốc từ phương Tây, xuất phát từ nền văn hóa tôn vinh phần thân trên của con người. Đây là phụ kiện thích hợp với thời tiết mát mẻ, khô ráo. Áo ngực cũng ưu tiên công dụng tôn dáng hơn là giúp người mặc được thoải mái.

Trước đây, cả ở Ấn Độ cổ đại và các nền văn minh phương Tây sơ khai đều không có áo ngực. Vào thời đó, hầu hết phụ nữ đều sở hữu bộ ngực nhỏ hơn ngày nay do hoạt động nhiều, ngay cả trong giới quý tộc cũng có nhiều người phải đi bộ hàng ngày, nhờ vậy mà họ sở hữu cơ thể gọn gàng hơn.

Chiếc áo lót hai dây cúp ngực mà phụ nữ ngày nay thường mặc là sáng chế của Mary Phelps, một nhà bảo trợ nghệ thuật và nhà xuất bản người Mỹ. (Ảnh: Shutterstock)

Phụ nữ ở Ấn Độ xưa thường mặc trang phục hở rốn, một phần do thời tiết đặc trưng của khu vực, một phần do họ chuộng quần áo thoải mái. Chiếc áo chẽn họ mặc để che ngực được gọi bằng nhiều cái tên đa dạng như: pratidhi, uttariya, kanchuki, kanchuli, choli hoặc angopa.

Kể từ khi các nữ tu sĩ theo đạo Jain và đạo Phật bắt đầu mặc trang phục kín đáo, áo cánh angarkhas ra đời với phần trên ôm sát ngực. Vào thời Mughal (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19), áo angarkhas được may bó sát và có thể nâng đỡ bầu ngực.

Ở miền Bắc Ấn Độ, thời tiết đặc biệt nóng nực khiến người dân phải che chắn kín toàn thân để tránh cái nắng như thiêu đốt. Ngay cả ở vùng Bengal, nơi có thời tiết ẩm ướt và ôn hòa hơn, phụ nữ cũng không mặc áo trong mà chỉ quấn lên mình áo dài làm từ gossamer, một loại vải mỏng nhẹ.

Một vài kiểu áo sari của Ấn Độ. (Ảnh: Fashion Lady)

Áo sari và áo cánh mà người Ấn hiện đại thường mặc chính thức được giới thiệu bởi bà Jnanadanandini Tagore, một nhà cải cách xã hội, người đi tiên phong trong việc đổi mới văn hóa và là nhân vật tác động đến giai đoạn đầu của việc trao quyền cho phụ nữ ở Bengal vào thế kỷ 19. Bà là vợ của Satyendranath Tagore, người Ấn Độ đầu tiên tham gia Dịch vụ Dân sự Ấn Độ.

Với sự hỗ trợ đắc lực của chồng, Jnanadanandini đã thể hiện rất tốt vai trò là vợ của công chức Ấn Độ đầu tiên. Bà được yêu cầu giao lưu với người Anh trong trang phục áo sari và áo cánh cách tân. Từ đó, bộ sari kiểu mới dần thay thế chiếc áo choàng truyền thống.

Ở phương Tây, thời xưa, phụ nữ thường chỉ buộc một mảnh vải lớn lên người một cách thoải mái. Sau đó, các dải vải được thêm vào để quấn quanh phần ngực, chi tiết này đặc biệt cần thiết trong các hoạt động thể chất.

Ở phương Tây, thời xưa, phụ nữ thường chỉ buộc một mảnh vải lớn lên người một cách thoải mái. (Ảnh: Minh họa)

Áo nịt ngực xuất hiện lần đầu tại Pháp cách đây khoảng 600 năm. Kiểu dáng ban đầu của nó bao trọn gần hết phần trên cơ thể, từ bầu ngực đến hết phần bụng dưới.

Điểm thú vị trong thiết kế áo ngực của phương Tây xưa là chúng đều siết chặt và làm phẳng bầu ngực, dù đường viền mép áo và khe ngực vẫn được phô bày. Trong khi đó, ở Ấn Độ, áo ngực được thiết kế để làm nổi bật các đường cong và tôn vinh vẻ đẹp quyến rũ.

Chiếc áo hai dây cúp ngực mà phụ nữ ngày nay thường mặc là sáng chế của Mary Phelps, một nhà bảo trợ nghệ thuật và nhà xuất bản người Mỹ. Loại áo tân tiến này nhanh chóng trở nên phổ biến ở Ấn Độ và toàn thế giới.

Trần Trang

Tin mới