Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phụ huynh cần làm gì để tránh trẻ bị trầm cảm do nghỉ học dài phòng Covid-19?

(VTC News) -

Nhiều phụ huynh lo lắng khi phát hiện con có dấu hiệu trầm cảm hoặc mắc một số bệnh do trầm cảm gây nên trong thời gian dài tạm nghỉ phòng dịch bệnh.

Hơn 2 tháng nghỉ học phòng tránh Covid-19, nhiều phụ lo lắng thời gian này các con bắt đầu chán với việc học, làm bài tập online và có thói quen xem tivi, dùng máy tính, điện thoại nhiều hơn.

Chị Quỳnh Hoa (ở Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, con gái lớn nhà chị học lớp 6 và đang có những biểu hiện khác lạ. "Thời gian đầu khi được nghỉ phòng dịch, cháu cảm thấy rất vui bởi hàng ngày không phải dậy sớm đến trường. Sau đó, nhà trường có tổ chức học trực tuyến và giao các bài tập thì cháu đều thoải mái vui vẻ làm hết.

Tuy nhiên, khi thời gian nghỉ tiếp tục kéo dài, cháu chuyển sang xem tivi, dùng máy tính, điện thoại nhiều hơn để xem phim, đọc truyện qua mạng. Rồi có hôm cháu ngủ li bì cả ngày, đến lúc dậy chỉ ăn một bát cơm rồi ngủ tiếp. Những ngày sau đó là biểu hiện sốt nhẹ, mặt mũi mệt mỏi, phờ phạc khiến tôi rất lo lắng", chị Hoa.

Học sinh Hà Nội học online. (Ânh: Mạnh Thắng)

 

Không chỉ chị Hoa, một số phụ huynh khác cũng cho rằng, việc các học trực tuyến và ở nhà chơi một mình khiến các con có nhiều biểu hiện lạ như đau bụng, sốt nhẹ, rối loạn nhịp tiểu và tính cách trầm hơn so với ngày đến trường.

Về vấn đề này, một chuyên gia tâm lý ở Hà Nội cho biết, trẻ ở nhà dài ngày, không được tiếp xúc với bạn bè, sử dụng internet để học tập, giải trí khiến trẻ bị mệt mỏi, chóng mặt, trầm cảm hoặc xu hướng bị trầm cảm. Đồng thời, trẻ ít vận động do ở nhà phòng bệnh có thể dẫn đến ảnh hưởng tới về sức khỏe, như mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu.

Để giúp trẻ tránh bị trầm cảm hoặc các bệnh do trầm cảm gây nên, chuyện gia tâm lý khuyên phụ huynh cần chú ý chế độ ăn uống của trẻ đầy đủ thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là rau củ và uống nước.

Bên cạnh đó, gia đình cần khuyến khích trẻ vận động như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa sau thời gian học trực tuyến để giúp trẻ giảm căng thẳng. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình nên tổ chức những trò chơi có tính tương tác để mọi người giao tiếp với nhau thường xuyên, giúp trẻ vui vẻ, hòa đồng hơn.

Việc sử dụng phương pháp học trực tuyến khiến trẻ có xu hướng sử dụng internet quá nhiều. Vì vậy, các gia đình phải trang bị kỹ năng sống cho trẻ, sử dụng mạng xã hội an toàn với các bước đơn giản, dạy con có trách nhiệm trên môi trường trực tuyến, khuyến khích trẻ đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, các trò chơi giao tiếp cả nhà, sử dụng công nghệ để làm bạn với con.

Theo chuyên gia này, sự kết nối xã hội là điều rất quan trọng đối với trẻ và khi nghỉ học thì điều quan trọng này bị cắt đứt. Vì vậy, cha mẹ cần suy nghĩ sáng tạo trong việc giúp trẻ tìm ra thời gian cũng như không gian để kết nối với bạn bè, người thân ở xa hoặc các việc làm thủ công, hoạt động chân tay thường xuyên để tránh trầm cảm và các bệnh do trầm cảm gây nên.

Video: Rửa tay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm Covid-19

Tùng Lâm

Tin mới