Theo nghiên cứu Viện Thị giác Brien Holden, sự tiến triển của tật cận thị trở thành một tình trạng phổ biến và là vấn đề nghiêm trọng cần xem xét.
Ở châu Á, nhiều người trẻ dưới 20 tuổi có tật cận thị (Rudnicka AR, Kapetanakis VV, Wathern AK, et al). Chuyên gia cảnh báo cận thị tiến triển nhanh ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như lé, nhược thị, bong võng mạc... nguy hiểm.
Phương pháp kiểm soát cận thị an toàn
Theo thời gian, tình trạng cận thị nặng dần lên gọi là cận thị tiến triển. Cận thị thường tiến triển nhanh chóng trong giai đoạn trẻ trước 18 tuổi. Cận thị tiến triển làm hình dạng nhãn cầu dài ra khiến các cấu trúc mắt bị kéo dãn. Bởi vậy, việc kiểm soát cận thị an toàn cho trẻ 5 - 20 tuổi là vấn đề được phụ huynh và cộng đồng quan tâm.
Để kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em, hiện có 2 nhóm phương pháp chính:
Phương pháp dùng thuốc: sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropin nồng độ thấp (0.01%, 0.025%, 0.05%). Tùy vào tình trạng từng bệnh nhân cũng như bệnh sử và các yếu tố nguy cơ cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn một chiến lược điều trị tối ưu rồi kê đơn cho sử dụng nồng độ Atropine nhỏ mắt phù hợp.
Phương pháp quang học có các loại hình như: Kính gọng hai tròng, kính gọng đa tiêu cự, kính tiếp xúc mềm đa tiêu cự, kính tiếp xúc mềm kiểm soát cận thị, đặc biệt nổi bật với phương pháp kính tiếp xúc cứng Ortho-K.
Dùng kính Ortho-K được đánh giá là phương pháp an toàn và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay tại Việt Nam, hiệu quả kiểm soát cận thị lên tới 60% và đã được được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn, hiệu quả và phù hợp cho người từ 6 tuổi trở lên.
Phương pháp Ortho-K được ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Lần đầu tiên Ortho-K xuất hiện tại Bến Tre
Ortho-K là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng kính tiếp xúc cứng vào ban đêm trong lúc ngủ (trung bình từ 6 giờ đến 8 giờ mỗi đêm) giúp điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc, làm giảm và khử độ cận thị, nhờ thế ban ngày sẽ giúp hạn chế sự phụ thuộc kính gọng hoặc kính sát tròng mềm.
Đeo kính áp tròng cứng thấm khí đeo ban đêm khi ngủ. Kính được tháo ra vào ban ngày và người sử dụng có thể không cần đeo bất cứ loại kính nào mà vẫn nhìn rõ. Kính có tính năng kiểm soát cận thị cho trẻ, giúp giảm tăng độ cận cho trẻ. Đây cũng là phương pháp duy nhất giúp trẻ thoát khỏi kính cận.
Tại Bến Tre, phòng khám mắt Ths.BS Lữ Bảo Minh là đơn vị đầu tiên triển khai sử dụng kính Ortho-K. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ Minh thực hiện điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp. Có những trường hợp cận loạn cao, tăng độ nhanh nhưng qua quá trình điều trị cũng đã đạt được mức độ kiểm soát độ cận tốt đồng thời buông bỏ được kính gọng.
Phòng khám Ths.BS Lữ Bảo Minh tại Bến Tre.
Ai nên tham khảo phương pháp Ortho K?
Ths.BS Lữ Bảo Minh chia sẻ: “Người bị cận thị (dưới 10 độ) không kèm hoặc kèm loạn thị từ 3 độ trở xuống, trẻ em dưới 18 tuổi chưa đủ độ tuổi để phẫu thuật, người không thích mang kính gọng, không muốn hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi người bệnh không có các bệnh lý về bề mặt nhãn cầu. Đặc biệt, thích hợp với người có yêu cầu công việc cao (đòi hỏi không mang kính gọng)”.
Ngoài ra, người bệnh có thể ghé qua phòng khám bác sĩ Minh để được tư vấn về các phương pháp kiểm soát cận thị khác như: Tròng kính kiểm soát cận thị Zeiss Đức, thuốc nhỏ Atropin liều thấp.
Liên hệ phòng khám Ths.BS Minh Bến Tre tại:
Website: phongkhammatbsminh.com
Hotline: 079.860.86.86