Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh này liên quan đến các loài gặm nhấm, chẳng hạn như chuột cống, chuột nhắt, hoặc loài linh trưởng như khỉ.
Bệnh cúm cà chua hoặc sốt cà chua, còn được gọi là bệnh tay chân miệng (HFMD), là một bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi phát ban và mụn nước khắp cơ thể. Tên gọi là vậy nhưng nó không liên quan gì đến cà chua thực vật, mà được đặt tên từ những mụn đỏ trông giống như cà chua.
Sự khác biệt trong các triệu chứng
Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu trong vòng 3 tuần kể từ khi tiếp xúc với virus và có thể kéo dài 2-4 tuần. Theo CDC Hoa Kỳ, một số triệu chứng phổ biến bao gồm: sốt, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết, kiệt sức, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, các triệu chứng hô hấp và phát ban.
Cúm cà chua cũng có thể gây ra các triệu chứng như sốt, sưng đau khớp, đau nhức cơ thể và mệt mỏi, sau đó là phát ban. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh cúm cà chua dường như phổ biến ở trẻ em và không rõ nguyên nhân gây bệnh.
Phân biệt phát ban đậu mùa khỉ với cúm cà chua
Phát ban đậu mùa ở khỉ thường sẽ trải qua một số giai đoạn, bao gồm cả đóng vảy trước khi lành. Ban đầu nó có thể trông giống như mụn nhọt hoặc mụn nước, có thể đau hoặc ngứa và có thể phát triển từ 1-4 ngày sau khi bắt đầu các triệu chứng giống như cúm.
Bệnh cúm cà chua được biết đến với những mụn nước đỏ giống như quả cà chua. Tiến sĩ Rajeev Jayadevan, thành viên IMA ở Kochi nói rằng: “Căn bệnh này do virus Coxsackie gây ra, dẫn đến những chấm đỏ nhỏ 4-6 mm trên da, sau đó trở thành bong bóng với chất dịch bên trong. Các tổn thương da có thể xuất hiện trên bàn tay, bàn chân và mông. Bệnh lây lan khi có sự tiếp xúc giữa các trẻ nhỏ chơi gần với nhau”.
Bệnh cúm cà chua phổ biến ở trẻ em
Theo báo cáo, bệnh cúm cà chua cho đến nay đã được phát hiện ở 82 trẻ em dưới 5 tuổi ở bang Kerala, nơi ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 6/5. Do số ca mắc bệnh ngày càng tăng, chính phủ Uttar Pradesh - Ấn Độ đã đưa ra lời khuyên về bệnh cúm cà chua, đó là giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ; các bậc cha mẹ dặn dò con cái không nên ôm hoặc chạm vào những đứa trẻ khác đang có triệu chứng sốt hoặc phát ban.
Ngoài ra, người ta đã chỉ ra rằng bệnh cúm cà chua có các triệu chứng tương tự như các bệnh nhiễm virus khác (sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể và phát ban), nhưng không liên quan đến SARS-CoV2, bệnh đậu mùa khỉ, bệnh sốt xuất huyết hoặc bệnh chikungunya.
Ai có nguy cơ mắc đậu mùa khỉ cao hơn?
Bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Những người tiếp xúc gần với những người bị phát ban được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ, những người dùng chung quần áo, ga trải giường, chăn hoặc các vật dụng khác đã tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh hoặc những người tham gia vào các hoạt động tình dục…với một người bị bệnh đậu khỉ sẽ có nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh hơn.
Điều trị bệnh đậu mùa khỉ và bệnh cúm cà chua
Các chuyên gia sức khỏe khẳng định rằng bệnh đậu mùa khỉ và bệnh cúm cà chua đều không gây nguy hiểm đến tính mạng và các triệu chứng có thể được kiểm soát tại nhà bằng hình thức cách ly.
Đối với bệnh đậu mùa khỉ, thời gian hồi phục và lành bệnh có thể mất từ 2 đến 4 tuần.
Đối với bệnh cúm cà chua, cách điều trị cũng tương tự như các trường hợp nhiễm virus khác, đó là cách ly đúng giờ, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu gặp triệu chứng sốt và đau nhức cơ thể, các chuyên gia khuyên nên dùng paracetamol và kết hợp các phương pháp để điều trị triệu chứng khác.
Tuy nhiên, điều quan trọng là mỗi chúng ta phải biết cách phòng tránh, chú ý giữ vệ sinh xung quanh sạch sẽ và tránh xa bất kỳ ai có biểu hiện bệnh.