Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ở cữ khoa học với lời khuyên từ bác sĩ

(VTC News) -

60 phút bàn tròn “Ở cữ khoa học, chắt lọc dân gian” mang đến cho mẹ bầu những kiến thức vô cùng quan trọng giúp mẹ không bỏ lỡ giai đoạn cửa sổ cơ hội vàng của bé.

Ở cữ khoa học - Để không bỏ lỡ giai đoạn cửa sổ cơ hội của con với lời khuyên từ bác sĩ

Chỉ với 60 phút bàn tròn “Ở cữ khoa học, chắt lọc dân gian”, TS Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương và Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A đã mang đến cho hàng ngàn mẹ bầu những kiến thức vô cùng quan trọng, giúp mẹ chăm sóc thật tốt cho bản thân và không bỏ lỡ giai đoạn cửa sổ cơ hội vàng của bé.

Tiếp nối tập 1 và tập 2, bàn tròn trực tuyến “Nuôi dạy con thông minh, ứng biến” do nhãn hàng Similac Mom (Abbott) thực hiện, quay trở lại vào ngày 26 và 27/06/2021 vừa qua, với chủ đề tập 3 hết sức gần gũi với các mẹ bầu chuẩn bị đến kỳ sinh nở: Ở cữ khoa học, chắt lọc dân gian.

Gặp gỡ lại các mẹ ở tập 3, TS Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương (Giảng viên chính Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM) và Tiến sĩ tâm lý học Tô Nhi A (Giảng viên tâm lý - giáo dục, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM) cho biết, ở cữ sau sinh là một chủ đề rất được các mẹ quan tâm.

Giai đoạn ở cữ thành “thời gian vàng” giúp bé phát triển trí não, sức đề kháng

Các mẹ thường băn khoăn không biết những kinh nghiệm dân gian có còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay hay không, có thực sự hiệu quả hay không, cái gì nên chắt lọc để áp dụng cho bé được phát triển khỏe mạnh toàn diện mà mẹ lại thoải mái tâm lý?

Ví dụ như chuyện mẹ và bé có nên nằm than hay không, nên giữ bé trong phòng kín gió hay cho bé được ở phòng thoáng đãng với ánh sáng vừa phải? Mẹ có cần ăn liên tục suốt thời gian ở cữ các món “lợi sữa” như đu đủ hầm giò heo? Bao lâu sau sinh thì mẹ có thể vận động nhẹ nhàng? Tất cả những điều nho nhỏ như vậy đều được các chuyên gia hàng đầu về nhi khoa và tâm lý giáo dục tư vấn cụ thể cho mẹ suốt buổi bàn tròn.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian ở cữ, TS Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương phân tích: "Sau khi sinh, mẹ và bé còn yếu. Ngày xưa, ở nông thôn, thời tiết lạnh hơn hiện nay, điều kiện vệ sinh cũng chưa tốt. Vì vậy, ông bà ta cần kiêng cữ về ăn uống, đi lại, sinh hoạt để tập trung vào dưỡng sức cho mẹ và nuôi bé cho cứng cáp. Ngày nay, nếu các mẹ có sự chuẩn bị tốt, hiểu đúng và áp dụng chắt lọc kinh nghiệm dân gian dựa trên kiến thức khoa học thì thời gian ở cữ vẫn sẽ là giai đoạn giúp mẹ phục hồi tốt hơn, bé thích nghi được nhanh với môi trường bên ngoài bụng mẹ, tạo nền tảng tốt giúp bé phát triển khỏe mạnh, lanh lợi”.

Về phía bé, những ngày đầu đời “làm quen” với mẹ cũng quan trọng không kém. Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương phân tích cùng mẹ: “Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Do đó, ở cữ là thời gian để trẻ phát triển hệ miễn dịch thích ứng, tập thích nghi với môi trường bên ngoài. Mẹ cần tạo điều kiện chăm sóc bé trong phòng riêng thoáng khí, sạch sẽ, nhiệt độ mát mẻ ổn định, hạn chế tiếp xúc với nhiều người”.

Bên cạnh hệ miễn dịch, một yếu tố rất quan trọng trong giai đoạn đầu đời là "Phát triển trí não". Bác sĩ Thùy Dương giải thích: “Giai đoạn sơ sinh, trẻ sẽ ngủ rất nhiều. Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tích cực giữa giấc ngủ, trí nhớ, ngôn ngữ và chức năng điều hành, sự phát triển nhận thức tổng thể ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thời gian ngủ là thời gian kết nối, lưu lại các thông tin mà trẻ được học trong ngày, chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Nghiên cứu khoa học cho thấy phát triển trí não rất quan trọng trong giai đoạn đầu đời và ba mẹ không nên bỏ lỡ. Trong 2 năm đầu đời, tất cả các chức năng quan trọng về nhận thức và trí não được kích hoạt và phát triển tối ưu thông qua các giác quan (thị giác, vị giác, thính giác, xúc giác, khướu giác). Vì vậy nếu biết rõ những cột mốc phát triển quan trọng này, ba mẹ sẽ có những tác động tích cực để kích thích sự phát triển các giác quan và hình thành nhận thức cho con".

Dinh dưỡng thời kỳ ở cữ: Những kiến thức khoa học mẹ cần ghi nhớ

Với những vấn đề cần chú ý trong thời kỳ ở cữ, mẹ không thể bỏ qua dinh dưỡng, vì đây chính là một trong những điều quan trọng  giúp mẹ chóng hồi phục, tăng sản xuất sữa mẹ. Lời khuyên của bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương dành cho mẹ là: “Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ cần thêm 500kcal/ ngày cùng các vitamin và khoáng chất khác để đáp ứng được nhu cầu chuyển hóa của mẹ, hỗ trợ cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, bảo đảm sữa mẹ về cả lượng và chất. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mẹ phải ăn gấp đôi mà phải có chế độ ăn khoa học, đầy đủ và cân bằng. Mẹ nhớ bảo đảm cung cấp đủ các dưỡng chất hỗ trợ phát triển trí não như Lutein, Vitamin E tự nhiên, DHA, ăn nhiều thực phẩm có lợi như rau xanh, trái cây,…”.

“Mẹ cũng có thể tiếp tục bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng từ Similac Mom như thời kỳ mang thai. Đó chính là bí quyết của Đông Nhi đó! Trong Similac Mom có chứa Lutein, DHA, Vitamin E tự nhiên cùng hơn 20 loại vitamin và khoáng chất giúp đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng tăng thêm trong giai đoạn cho con bú, giúp Nhi duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào,  nên đến giờ Winnie vẫn đang được dùng sữa mẹ hoàn toàn mà Nhi lại không bị tăng cân, lấy lại vóc dáng nhanh chóng sau sinh do Similac Mom có công thức ít ngọt, không gây dư thừa năng lượng” - ca sĩ Đông Nhi chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các mẹ trong bàn tròn.

Các chuyên gia cũng không quên chia sẻ các kiến thức khoa học về những dưỡng chất quý báu trong sữa mẹ, có lợi ích trực tiếp đến sự phát triển trí não, sức đề kháng của trẻ, đặc biệt là vai trò của HMOs (Oligosaccharides trong sữa mẹ), đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, nhiều hơn cả chất đạm.

Bên cạnh HMOs, sữa mẹ còn có dưỡng chất Nucleotides với nồng độ 72mg/l giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và sản xuất kháng thể chống lại các vi trùng có hại. Nucleotide là một thành phần hiện diện tự nhiên trong sữa mẹ và được bổ sung trong một số loại sữa công thức, giúp gia tăng hệ miễn dịch, đáp ứng tốt hơn với vaccine và giảm tần suất tiêu chảy.

Khép lại buổi bàn tròn tập 3, bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương chia sẻ cùng các mẹ bầu chuẩn bị đến ngày vượt cạn: “Khi hiểu và tin vào khoa học, ba mẹ sẽ thấy miễn dịch hay tiêu hóa là những nhân tố cơ bản mà ba mẹ có thể tác động để giúp trẻ có được sức khỏe tiêu hóa tốt và tăng cường miễn dịch. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng dồi dào có chứa HMOs, Nucleotides hỗ trợ trẻ ít bệnh trong 6 tháng đầu. Đây cũng là giai đoạn mà não bộ của trẻ cần đến 74% nhu cầu dinh dưỡng để phát triển trí não tối ưu. Ba mẹ không nên bỏ qua những dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển trí não trong giai đoạn vàng này vì nó chỉ diễn ra một lần trong đời".

Mẹ có thể xem lại toàn bộ buổi livestream tại đây. Bàn tròn dự kiến sẽ còn tiếp tục được tổ chức để mang đến cho mẹ những kiến thức khoa học, giúp bé yêu phát triển toàn diện thể chất và trí não trong thai kỳ và suốt những năm đầu đời, xây dựng nền tảng vững vàng cho bé gặt hái thật nhiều thành công mai sau.

An Khang

Tin mới