Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những người mắc kẹt trong lệnh cách ly 2 tuần của Hong Kong giữa mùa dịch corona

(VTC News) -

Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới gây chết người, từ ngày 8/2, Hong Kong sẽ áp lệnh cách ly hai tuần bắt buộc đối với bất cứ ai đến từ Trung Quốc đại lục.

Chờ đợi tại một trạm xe buýt ở gần cửa khẩu Hong Kong với Trung Quốc đại lục, Billy Yiu đang chuẩn bị nói lời tạm biệt với vợ và đứa con nhỏ, không chắc chắn khi nào anh có thể gặp lại họ.

Người đàn ông Hong Kong 40 tuổi di chuyển hàng ngày từ Thâm Quyến, thành phố kế bên thuộc Trung Quốc đại lục, nơi có giá thuê nhà rẻ hơn rất nhiều, sang đặc khu làm việc. Nhưng rồi hành trình này sẽ là không thể trong tương lai gần.

Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới gây chết người, từ ngày 8/2 Hong Kong sẽ bắt buộc bất kỳ ai từ đại lục sang phải cách ly 14 ngày.

Bắt đầu từ 8/2, Hong Kong sẽ bắt bất kỳ ai đến từ Trung Quốc đại lục cách ly 14 ngày. (Ảnh: AP)

Vì vậy, vào tối ngày 6/2, Yiu đã phải thực hiện chuyến đi cuối cùng trở lại Thâm Quyến để gặp gia đình trước khi trở về Hong Kong, nơi anh sẽ ở cùng bố mẹ.

Tôi không biết điều này sẽ kéo dài bao lâu nhưng chúng tôi có thể làm gì được đây?” - anh nói với AFP.

Vợ anh đã chọn ở lại Thâm Quyến với đứa con của họ.

Điều đó là không dễ dàng gì với cô ấy. Nhưng chúng tôi có một người giúp việc gia đình và chúng tôi sẽ thực hiện các cuộc gọi video” - anh nói.

Hàng chục ngàn người cũng đang phải đưa ra quyết định khó khăn tương tự như Yiu.

Theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, Hong Kong là một phần lãnh thổ của Trung Quốc nhưng vẫn duy trì các quyền tự do dân sự và kinh tế thị trường tự do. Biên giới hoạt động như một ranh giới quốc tế trên thực tế.

Bình thường, có khoảng 660.000 người đi lại giữa hai bên mỗi ngày, và 17% trong số họ là người Hong Kong sống ở Trung Quốc đại lục.

Nhưng khi virus lây lan, 14 trạm kiểm soát biên giới đã dần dần giảm xuống chỉ còn 3-2 cây cầu và sân bay.

Với quy định kiểm dịch bắt buộc như hiện có, chính quyền Hong Kong hy vọng việc đi lại qua biên giới sẽ giảm xuống.

Những người chờ đợi tại trạm xe buýt vào tối ngày 6/2 là những trường hợp điển hình của người sống ở cả hai bên biên giới.

William Tang, 61 tuổi, làm việc trong ngành tài chính của Hong Kong và cũng sống ở Thâm Quyến.

Tang cho biết ông đã nói chuyện với các ông chủ của mình về việc sắp xếp lại lịch làm việc sao cho hợp lý hoặc xin nghỉ phép dài ngày.

Nếu chúng tôi không thể đi đến thống nhất được một điều gì đó, thì có thể chuyện đó sẽ xảy ra"- ông nói, đề cập đến trường hợp xấu nhất là mất việc.

Sam Yau, học sinh cấp hai đến từ Thâm Quyến trên chuyến xe khách cùng với mẹ, anh trai và 2 chiếc vali.

Anh trai và tôi đi học ở Hong Kong, vì vậy chúng tôi sẽ phải sống trong khách sạn cho đến khi chúng tôi tìm được một căn hộ có sẵn để thuê” - Yau nói.

Mẹ của họ đã lên kế hoạch trở về Thâm Quyến trong khi người cha, làm việc ở Hong Kong, sẽ ở lại với 2 con.

Tôi sẽ rất nhớ mẹ” - Yau nói.

“Quyết tâm thắng trận”

Các tòa nhà chọc trời ở Thâm Quyến đã được thắp sáng với những khẩu hiệu như “Cuộc sống và sức khỏe của mọi người là trên hết”, hay “Chúng ta quyết tâm chiến thắng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh”.

Yiu cho biết anh không hề có phàn nàn nào về quyết định của chính quyền trong việc cách ly bắt buộc.

Kiểm soát biên giới là một quyết định rất phức tạp. Nhưng tôi nghĩ rằng, những điểm tích cực vẫn nhiều hơn những điểm tiêu cực tại thời điểm này do chúng ta không có cách nào khác để ngăn chặn virus” - anh nói thêm.

Văn Đức (Nguồn: AFP)

Tin mới